7 bí quyết nấu ăn giảm nguy cơ ung thư bạn nên biết
Không thể ngờ những vật dụng quen thuộc dùng hàng ngày này lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao
Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Đỗ đen là thực phẩm rất có lợi cho bà bầu. Đỗ đen giàu protein nhưng lại ít chất béo nên giúp chị em bầu tăng cường năng lượng, giảm đói nhưng lại không làm tăng cân.
Công dụng của đỗ đen
Đỗ đen là thực phẩm rất phổ biến ở nước ta. Có lẽ vì vậy mà chè đỗ đen đã trở thành món ăn quen thuộc cả mùa hè lẫn mùa đông. Đỗ đen được coi là một vị thuốc, một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đỗ đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu đen là loại thực phẩm giàu protein nhưng lại ít chất béo nên giúp chị em bầu tăng cường năng lượng, giảm đói nhưng lại không làm tăng cân. Ngoài ra, folate và vitamin B có trong đậu đen là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho thai phụ - giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của thai nhi.
Còn theo y học cổ truyền, đỗ đen có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, bổ gan, thận. Ăn đỗ đen sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được bệnh táo bón, trĩ – những bệnh phổ biến khi mang thai.
Đỗ đen thường được dùng để cho vào các món ăn thường ngày như nấu canh, các món hầm và nấu chè. Món chè đỗ đen đã trở thành đặc sản trong những ngày hè nóng nực. Các cụ ta thường dùng món chè này để chữa say nắng, giải cảm và thanh nhiệt. Mẹ bầu trong những ngày nóng nực mùa hè cũng đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này nhé.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các mẹ 2 món ăn ngon với đậu đen. Chị em hãy cùng chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện nhé!
Chè đỗ đen
Chuẩn bị
- 500gr đỗ đen
- 150gr đường
- 1 thìa nhỏ muối
- Nước cốt dừa
- Dừa bào sợi
- Thạnh đen
- Dầu chuối
Thực hiện
- Đỗ đen đem rửa sạch, nhặt bỏ hạt nổi (hạt sâu), ngâm khoảng 4-5 giờ. Nên cho vào nước ngâm đỗ 1 thìa nhỏ muối (có thể bỏ qua bước ngâm).
- Cho đỗ đen ra rổ để ráo nước rồi cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đỗ. Sau đó đun sôi, bớt lửa dần cho đến khi đỗ đen mềm thì tắt bếp. (nếu đỗ đen đã được ngâm sẽ thực hiện bước này nhanh hơn).
- Cho đường vào đun nhỏ nước và quấy đều tay cho đường nhanh tan. Sau đó tắt bếp, để 15-20 phút cho đỗ ngấm đường.
- Tiếp tục bắt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và cho thêm nước nếu cần thiết. Đun đến khi nếm thử vừa miệng là được.
- Múc chè đỗ đen ra ly, cho thêm dừa non bào sợi, nước cốt dừa, thạnh đen (nếu thích), dầu chuối và đá nghiền nhỏ (lượng ít) vào ly và thưởng thức.
Cách nấu thật đơn giản phải không các mẹ. Thế là bạn đã có những ly chè mát lạnh để cả nhà cùng thưởng thức rồi!
Lưu ý: Để nấu được món chè đỗ đen ngon, các mẹ thường mách nhau nên rang qua đỗ một chút (khoảng 5 phút cho đến khi vỏ đỗ hơi nhăn lại) rồi mới ngâm hoặc cho nước vào ninh.
Gà ác hầm đỗ đen
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, rất có lợi cho chị em bầu bí. Mẹ bầu nên chế biến món này để ăn 2 lần/tháng nhé.
Chuẩn bị
- 1 con gà ác
- 50 gr đỗ đen
- 50 gr nấm hương
- 500 ml nước luộc gà
- Gia vị đi kèm : muối, hạt nêm, tiêu, (nếu có hạt nêm xương hầm nữa thì tốt)
Thực hiện
- Rửa sạch đỗ đen rồi đem ngâm nước cho đỗ mềm ra (Khoảng 3-4 tiếng trong nước)
- Làm sạch lông, nội tạng gà rồi cho vào nồi hầm.
- Tiếp đến cho đỗ đen, nấm hương cùng nước dùng gà vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ dần cho đến khi nhừ (hầm tầm 2-3 giờ)
- Cuối cùng, nêm gia vị cho vừa miệng. Lưu ý, các mẹ nên ăn món này khi nóng nhé!
MÁCH CHẾ ĐỘ ĂN HOÀN HẢO CHO MẸ BẦU
Một chế độ ăn lành mạnh, hoàn hảo sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân mà thai nhi vẫn đủ chất.
Mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường của hầu hết chị em phụ nữ nhưng đi kèm với đó, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ tăng rất cao. Những gì bạn ăn trong 9 tháng mang thai là vô cùng quan trọng vì những dưỡng chất đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì thế, các chuyên gia luôn luôn khuyên mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để tăng cân đạt chuẩn và thai nhi phát triển tốt nhất.
Trọng lượng chuẩn khi bầu bí
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày đối với phụ nữ hoạt động bình thường và cao hơn một chút với những người phải vận động nhiều. Ngoài calo, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm khoảng 50% các loại vitamin và khoáng chất. Đồng thời cần thêm 10gr protein mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, nhau thai và dịch tế bào ở người mẹ.
Lượng calo bổ sung mỗi ngày này phải đủ để mẹ bầu đạt mức cân nặng chuẩn là 11-13kg trong suốt thai kỳ. Nếu trước khi bầu bí, bạn chỉ khoản 40-42kg thì thời gian này cần tăng từ 14-16kg.
Thông thường, trong quý đầu mang thai, chị em chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, mỗi tuần tăng khoảng 0,3-0,5kg là đủ. Sự tăng cân đều của người mẹ là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học.
Suốt thai kỳ, chị em chỉ nên tăng từ 11-14kg. (ảnh minh họa)
Bạn đang thắc mắc, trọng lượng tăng lên đó được phân bổ thế nào? Xin chia sẻ với các mẹ:
Thai nhi: 3,2–3,6 kg
Nhau thai: 0,45-0,9 kg
Tử cung: 0,9 kg
Nước ối: 0,7-0,9 kg
Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
Chất béo: 2,3 kg
Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg
Tổng cân nặng: 11-14 kg
Các mẹ bầu cần lưu ý, nếu bạn quá ít cân hoặc đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, cần đi khám dinh dưỡng ngay để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia. Các mẹ cũng cần chú ý đến những bệnh có thể gặp trong thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật… Nếu bạn đang thừa cân thì cần quan tâm hơn đến những bệnh kể trên. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ gây ra những vấn đề bất lợi cho cả hai mẹ con.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm.
Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm. (ảnh minh họa)
Axit folic được gọi là “siêu” vitamin vì nó rất có lợi cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, axit folic còn rất quan trọng để tạo hồng cầu (hình thành tế bào máu đỏ). Mức tiêu thụ dưỡng chất này là 600-800mg mỗi ngày. Nếu có thể hãy bổ sung axit folic ngay từ trước khi mang bầu. Cùng với việc uống viên nang bổ sung axit folic, mẹ bầu nên chú trọng đến những thực phẩm giàu dưỡng chất này như ra lá xanh đạm, ngũ cốc, gan, đậu Hà lan, bơ đậu phộng và măng tây.
Sắt: Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm sắt vì sắt rất quan trọng trong việc cung cấp máu cho cơ thể của bạn và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung thêm 30-60mg sắt mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm dồi dào sắt bao gồm rau bina, rua lá xanh đậm, cá mòi, hoa quả sấy khô.
Canxi: Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng em bé. Sữa là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất này, vì vậy bà bầu nên uống từ 2-3 ly sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm phô mai, sữa chua và phomat tiệt trùng. Nếu không bổ sung đủ canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương của mẹ bầu để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mức tiêu thụ canxi mỗi ngày khi mang bầu là khoảng 1.200mg.
Bà bầu cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản. (ảnh minh họa)
Chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu
Một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho việc mang thai cần chứa 4 nhóm thực phẩm chính sau:
Chất đạm: bao gồm thịt, cá, gia cầm, trứng: Mỗi bữa ăn mẹ bầu cần đảm bảo phải ăn một lượng những thực phẩm trên (khoảng 100gam). Ngoài ra, các mẹ cũng cần ăn thêm các sản phẩm từ đậu, hạnh nhân, hạt điều…
Sữa: uống đủ 2-3 ly sữa mỗi ngày và ăn kèm thêm sữa chua, phô mai.
Rau quả: Nhóm này được chia thành 2 loại chính là thực phẩm chứa vitamin C và thực phẩm chứa beta carotene (có thể được chuyển đổi thành vitamin A khi cơ thể cần).
Những loại rau được khuyến khích cho bà bầu là: trái cây các loại, súp lơ, đu đủ chín, dưa hấu, rau bina, bông cải xanh…
Tinh bột: bao gồm cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu Hà Lan. Với nhóm thực phẩm này, mẹ bầu không nên bổ sung quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát.
NHỮNG MÓN ĂN NÊN VÀ KHÔNG NÊN GIÀNH CHO BÀ BẦU
Mang thai sinh nở là giai đoạn khăn nhất trong đời người phụ nữ và việc ăn uống cũng là một phần của khó khăn ấy. Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên dùng để các bà mẹ tương lai biết cách ăn uống, tẩm bổ một cách khoa học hơn.
Những món nên ăn:
Cá hồi: dầu cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào nhất, đây là chất tối quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 lần một tuần.
Rau bina: (rau chân vịt) loại rau lá xanh này có nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Những tế bào này giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể mẹ và giúp bé phát triển trong tử cung của mẹ.
Sữa: chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng khác dồi dào nhất và thai phụ lẫn thai nhi đều cần nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe cũng như ổn định huyết áp.
Nên bổ sung thịt đỏ trong khẩu phần ăn của thai phụ.
Nho khô: cung cấp cho bạn năng lượng tự nhiên. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.
Bánh mỳ: Chứa nhiều chất xơ, kẽm (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ) và các vitamin nhóm B.
Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, chất thiết yếu để hình thành hồng cầu cho trẻ nhỏ và giúp bạn ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.
Những món nên tránh:
Táo mèo (sơn tra): Các tài liệu khoa học đều cho rằng táo mèo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều táo mèo có thể làm hao khí và tổn hại răng, suy giảm chức năng tiêu hóa đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Hơn nữa một số tài liệu đã chứng minh sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non, đó là lý do thai phụ không nên dùng nhiều táo mèo dù vị chua ngọt của nó kích thích vị giác và giúp họ ăn ngon hơn.
Gan động vật: Thông thường chúng ta dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn, trong đó có gan. Gan vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật như gà, heo, bò…vì thế không hẳn nấu chín là loại trừ được những độc tố này, đặc biệt là phải cân nhắc hơn khi bạn đang mang bầu dù trong gan chứa nhiều sắt và vitamin A.
Rau ngót: Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hiếm con (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian: có thể dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.
Đào, nhãn, rau răm, nước dừa, cam thảo: Những món này ngon miệng nhưng dễ làm tăng thân nhiệt và dễ xuất huyết trong thai kỳ.
Đu đủ xanh là món thai phụ nên tránh
Đu đủ xanh: Thực phẩm này có tác dụng ức chế hoóc môn progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ khó mang bầu. Hơn nữa chất papain trong quả đu đủ xanh phá hủy màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh.
Cua, ghẹ, ba ba: Nên kiêng món này trong 3 tháng đầu của thai kì. Ngoài ra không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm nhiều…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thực hiện phương châm "ăn chín, uống sôi "để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.
Dưa muối, quẩy nóng: Quẩy nóng và các món thịt nướng chứa nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây nặng bụng cho mẹ bầu, cải muối chứa nhiều phèn chua nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngải cứu: Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức nhất là trước đó có tiền sử động thai.
Món ăn quá mặn: Kiêng ăn mặn để tránh phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén. Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn một chút, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.
Món ăn (uống) quá ngọt: không dùng nhiều để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi. Không dùng nhiều nước giải khát có ga.
Chuyên mục thức ăn cho bà bầu nên ăn gì cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất xoay quanh dinh dưỡng cho bà bầu
Bà bầu thiếu canxi
Giảm đau lưng cho bà bầu
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu
Chữa chứng khó tiêu cho bà bầu
Món ngon hàng ngày cho bà bầu
(ST)