Bà bầu ăn gì để vượt cạn dễ dàng?

Trong khoảng thời gian mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì để không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn có đủ dưỡng chất cần thiết cho người mẹ để chuẩn bị vượt cạn.



BÀ BẦU ĂN GÌ ĐỂ VƯỢT CẠN DỄ DÀNG


Nhằm tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, chị em nên ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.

Những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá... giúp ích rất nhiều cho các mẹ mang thai trong lúc này.

Mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì để sinh nở dễ dàng

Việc hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột sẽ giúp mẹ bầu tránh được các nguy cơ gây gây khó khăn cho việc sinh nở.

Cũng giống như trong suốt quá trình mang thai, giai đoạn này bạn vẫn không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối...

Nếu bạn mắc bệnh huyết áp cao, hoặc phù thũng thai kỳ thì nên hạn chế ăn muối. Để hạn chế muối và xì dầu khi nấu ăn, bạn không nên cho muối và xì dầu và lúc ăn có thể rắc lên một chút, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải.

Để thay thế cho các thức ăn có vị mặn, bạn có thể ăn một số thức ăn có vị chua, hoặc vị ngọt. Ví dụ như thay vì ăn cá, thịt muối sả ớt chiên, bạn nên ăn cá, thịt luộc chắm mắm chua ngọt, hoặc các sốt cà,…

Bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp chế cho thành bụng và dạ dày của mình trong thời gian này, đồng thời giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.

Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì để tránh bị thiếu nước ối

Để giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước, đồng thời có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ, bạn cần cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên cung cấp ít nhất 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày bằng cách chia thành từng ngụm nhỏ để uống. Không nên uống một hơi liền để tránh áp lực lên thận. Bên cạnh nước lọc, nước khoáng, bạn nên uống thêm sữa bà bầu, sữa tươi, nước dừa, cam, chanh, nước canh, nước rau luộc….để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bạn mang thai 3 tháng cuối thi kỳ vào mùa hè, và cơ thể bạn vốn bị nhiệt, thì bạn nên uống nhiều nước hơn.

Trường hợp bác sĩ chẩn đoán bạn bị thiếu nước ối, thì bạn lại phải uống nước gấp rưỡi lượng nước bình thường của bạn để bù nước. Thậm chí bạn còn phải uống nhiều sữa, nước dừa để nhanh chóng làm tăng lượng nước ối cần thiết của cơ thể. Riêng với nước dừa, bạn nên hạn chế uống cùng nước đá vào ban đêm.

Mang thai 3 tháng cuối nên ăn gì tốt nhất, ngon nhất, bổ dưỡng nhất. Tuyệt đối tránh thức ăn nguội lạnh, để lâu ngày. Hạn chế uống lạnh, kem, thức ăn đông lạnh để tránh bị đau bụng hoặc bị co thắt huyết mạch.



10 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BÀ BẦU CHUẨN BỊ VƯỢT CẠN

 

 Điều gì đóng vai trò quan trọng trong quá trình lâm bồn của bà bầu? Sự động viên, cổ vũ của chồng, các thành viên trong gia đình, bạn bè là sức mạnh giúp bà bầu vượt cạn thành công?

Mặc dù sẽ rất đau đớn khi sinh em bé nhưng trải qua cảm giác đó chính là một trải nghiệm tuyệt vời hạnh phúc.

10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt cạn an toàn:

Biết những gì đang chờ đợi mình phía trước

Việc sinh đẻ có thể không giống như những gì trong sách mô tả hoặc những gì bạn được học trong lớp học tiền sản. Tuy nhiên, bạn vẫn phải trau dồi kiến thức nền tảng cho mình, những thông tin cơ bản giúp bạn xoay sở và vượt cạn dễ dàng.



 
Sẵn sàng chờ đợi


Không nhanh như trong phim ảnh, phần lớn phụ nữ thường đau đẻ khoảng vài giờ trước khi tới thời điểm quan trọng nhất. Thực sự sẽ dễ dàng cho bà bầu hơn khi những cơn đau này xảy ra ở nhà. Vì rất nhiều bệnh viện không cho nhập viện cho tới khi những cơn co thường xuyên hơn và trước khi sinh bé khoảng vài phút.

Bạn có thể muốn những cơn đau xảy ra thường xuyên hơn, càng ra sức rặn và có cảm giác bé đang chui ra khỏi cửa mình nhưng bạn không cần phải tiếp tục làm điều đó. Hãy bình tĩnh và tiết kiệm năng lượng để chăm sóc bé tốt hơn khi bé chào đời.


Linh hoạt

Không phải bà bầu nào cũng có quá trình lâm bồn giống nhau. Trước khi tới ngày sinh bé, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các biến cố xảy ra trong quá trình sinh. Từ đó, linh hoạt ứng phó với các tình huống.

Đừng thu mình trong thế giới riêng

Vượt cạn là một quá trình dài, khó khăn và một số phụ nữ thường có xu hướng cắn răng chịu đựng một mình. Tại sao lại phải như vậy? Hãy chia sẻ với những người thân xung quanh bạn, chồng bạn hay bạn bè cảm giác của bạn. Nếu đau đớn thì cứ hét lên, nếu muốn chửi muốn quát ai đó thì cứ làm. Mọi người sẽ thông cảm thôi mà.

Chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần mang đi

Phần lớn chúng ta đều chuẩn bị sẵn sàng cho việc vượt cạn, chỉ chờ thời điểm báo hiệu sắp sinh là tất cả rồng rắn kéo nhau vào bệnh viện. Chuẩn bị những thứ thật cần thiết như quần áo, chăn tã… Xe cộ luôn trong tư thế sẵn sàng xuất phát. Tiền cần dự trữ đủ.


Hãy tự tin bạn sẽ làm được!

Luôn đặt câu hỏi

Các biện pháp y tế can thiệp trong quá trình sinh bé là điều cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng có thể được. Đừng xấu hổ khi hỏi những thông tin về việc ai sẽ hộ sinh, bác sỹ sẽ làm gì trong trường hợp xấu nhất…




Cần người hỗ trợ bên cạnh

Chẳng ai khác mà chính chồng bạn sẽ là người cầm tay bạn, truyền cho bạn sức mạnh để vượt qua thời gian khó khăn nhất. Đôi khi, có những quyết định trong tình huống phát sinh mà bạn không thể quyết định được thì chồng bạn chính là người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Có anh ấy bên cạnh, bạn yên tâm tập trung vào ‘chuyên môn’ hơn.

Thả lỏng cơ thể

Tập trung vào thả lỏng cơ thể sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua hơn. Không nên cố oằn mình, bạn sẽ mất sức cho lần sinh bé này mà không gượng dậy để chăm bé về sau được.

Biết giới hạn của bản thân

Biết mình đang trong tình huống nào sẽ giúp bạn xử trí nhanh hơn. Nếu bạn không thể tự mình sinh bé thì hãy yêu cầu biện pháp y tế can thiệp hoặc chính bác sỹ sẽ là người quyết định việc này và bạn nên nhất nhất tuân theo.

Tự tin

Bạn sẽ làm được, sẽ làm được thôi và hãy tự tin một chút, nghĩ tới hình ảnh đáng yêu của con bạn sắp chào đời mà chịu đau, chịu khổ. Nghĩ tới cảm giác hạnh phúc khi niềm hi vọng của bạn sắp trở thành sự thực, mọi việc sẽ trở nên rất dễ dàng.

SÁU BÍ MẬT ĐỂ 'VƯỢT CẠN' NHANH

Thư giãn và nghỉ ngơi trước khi sinh sẽ rất có lợi cho quá trình vượt cạn.

Ngày sinh gần đến rồi? Vì đã từng nghe nhiều người nói lại về độ “khủng khiếp” khi sinh nở nên bạn đang rất lo lắng? Hãy bình tĩnh và cùng Eva khám phá những bí mật giúp các bà mẹ “vượt cạn” một cách dễ dàng hơn nhé.

hư giãn tại nhà

Đừng vội vã đến bệnh viện ngay khi cơn đau đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn có thể chịu đựng và được sự đồng ý của bác sĩ, hãy ở nhà càng lâu càng tốt bởi quá trình chuyển dạ sẽ càng tiến triển nhanh khi bạn ở trong trạng thái thoải mái và môi trường quen thuộc.

Bạn hãy yên tâm nhé, rất hiếm trường hợp bé yêu bị “rơi” ra ngoài, đặc biệt nếu đây lại là lần mang thai đầu tiên và chưa bị vỡ nước ối, chính vì vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi ở nhà hơn. Khi được ở trong khoảng không gian riêng sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả. Ngược lại, nếu khi ấy bạn đang ở trong một môi trường gây ra căng thẳng, mọi thứ sẽ bị chậm đi rất nhiều.

Mát-xa trước khi sinh

Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng, mát-xa trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là mát-xa ở vùng thắt lưng có thể giúp giảm đau hiệu quả, ngoài ra mát-xa còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh hơn và bạn sẽ không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau.

Chính vì vậy, trong quá trình chuyển dạ, hãy nhờ chồng hoặc người thân mát-xa vùng thắt lưng giúp cho nhé. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp mát-xa bằng hương liệu. Tuy nhiên cần lưu ý, phải luôn luôn kiểm tra xem những loại hương liệu đó có phù hợp với phụ nữ mang thai và với chính bản thân bạn không nhé.

Sử dụng bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho bà bầu)

Khi chuyển dạ, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi ngồi trên quả bóng sinh thay vì ngồi trên một chiếc ghế. Tập luyện thể thao với bóng sinh giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng, giảm các cơn co thắt tử cung.

Tập với bóng sinh thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho mẹ bầu, giúp cơ xương chậu đàn hồi tốt, có lợi cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, khi tập với bóng, hông của bạn thường cao hơn so với đầu gối, giúp bé yêu di chuyển dần xuống “vị trí tối ưu nhất”, giúp bạn sinh dễ dàng hơn.

Tập luyện thể thao với bóng sinh giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi chuyển dạ (Hình minh họa)

Ngâm mình trong nước

Đây là một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu, giảm đau và thư giãn cơ bắp.

Tiếp thêm độ lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu nên đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán.

Đứng thẳng (quỳ hoặc ngồi xổm ...)

Khi chuyển dạ, nằm một chỗ không phải là phương pháp tốt nhất. Lúc này, bạn nên đứng hoặc ngồi thẳng, như vậy sẽ tốt hơn là nằm bởi trọng lực sẽ giúp bé yêu của bạn di chuyển dần xuống phía dưới. 

Bạn cũng có thể quỳ, quỳ giúp bạn đỡ mỏi hơn đứng, cũng như giúp khung xương chậu linh hoạt và dễ mở rộng hơn. Ngồi xổm cũng là một tư thế tốt. Cũng như quỳ, ngồi xổm giúp khung xương chậu nhanh mở rộng hơn.

Một số người cho rằng ngồi vòng hai chân qua ghế tựa, ôm lấy phần lưng tựa của ghế là tốt, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. 

Người thân bên cạnh

Hiện nay, gia đình có thể đăng ký cho người thân vào phòng sinh cùng sản phụ. Hầu hết phụ nữ khi sinh luôn muốn chồng là người sát cánh bên mình, cùng mình vượt qua khó khăn và chào đón bé yêu ra đời, tuy nhiên nhiều lời khuyên đưa ra rằng tốt nhất bạn hãy chọn một người bạn gái, chị em gái hoặc mẹ vào cùng.

Có người thân ở bên cạnh bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, họ sẽ hỗ trợ thêm cho bạn trong những khoảnh khắc phức tạp nhất, đặc biệt là khi bạn phải trải qua quá trình chuyển dạ dài và đau đớn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một người phụ nữ khác ở cùng bạn trong quá trình chuyển dạ sẽ làm giảm nguy cơ phải sinh mổ.



Món ngon dễ làm cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo


(ST)