Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Bà bầu ăn gì khi bị động thai?
Bà bầu ăn dưa chuột nên thận trọng
Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai tháng thứ 3? Cách chăm sóc sức khỏe cả mẹ và bé như thế nào, chúng ta cùng tham khảo nhé!
BÀ BÀU ĂN GÌ Ở THÁNG THỨ 3:
Em bé phát triển như thế nào?
Dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, các tĩnh mạch và cơ quan có thể nhìn rõ qua lớp da vẫn còn rất mỏng, và thân mình bé đang tăng tốc để bắt kịp với đầu bé – bằng 1/3 cơ thể bé lúc này. Nếu mẹ đang mang bầu bé gái, bé giờ đã có hơn 2 triệu quả trứng trong buồng trứng. Bé lúc này dài khoảng gần 8cm (cỡ bằng một con tôm thường) và nặng gần 30g.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 12 - Ảnh: Babycenter
Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?
Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ sảy thai của mẹ giờ đã thấp hơn nhiều so với hồi đầu thai kỳ. Tuần tới sẽ đánh dấu sự khởi đầu của tam cá nguyệt thứ hai, đây là khoảng thời gian khá dễ chịu đối với nhiều thai phụ vì các triệu chứng ốm nghén cũng như mệt lả sẽ biến mất. Những tin tốt lành khác là: Nhiều cặp đôi nhận thấy ham muốn tình dục tăng cao đặc biệt trong thời gian này. Và dù thời điểm sinh nở còn xa, nhưng ngực mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, thứ chất lỏng cực kỳ giàu dinh dưỡng cho bé ngay khi bé chào được và trước khi sữa mẹ về.
3 câu hỏi về “ăn cho hai người”
Câu hỏi 1: Tôi nên ăn bao nhiêu mỗi ngày?
Bà bầu chỉ cần thêm 300 calorie hoặc hơn mỗi ngày. Bà bầu cần ăn uống lành mạnh để bổ sung thêm lượng calorie cần thêm này: bỏ qua đồ ăn vặt, thay vào đó là uống một cốc sữa với 2 lát bánh mì nguyên cám.
Cũng đừng quá cứng nhắc theo con số trên. Miễn là mẹ đang ăn uống lành mạnh và bác sĩ thấy việc tăng cân của mình ổn thỏa là được, chẳng việc gì phải khổ sở vì vấn đề ăn uống cả.
Câu hỏi 2: Dưỡng chất nào là quan trọng?
Chất đạm, chất sắt và canxi là 3 dưỡng chất bà bầu cần lúc này để giữ cho bà bầu khỏe mạnh và cung cấp nhiên liệu cho sự phát triển của bé.
Chất đạm: Cần khoảng 71g mỗi ngày. Thịt nạc, trứng, và các chế phẩm sữa, cũng như các loại hạt, đậu và chế phẩm đậu nành như đậu phụ, là những nguồn đạm tốt. Ba khẩu phần mỗi ngày là đủ cho nhu cầu của mẹ. Cá cũng là nguồn đạm tốt (cũng như axit béo omega-3), nhưng vì những lo ngại về độ ô nhiễm kim loại nặng nên các chuyên gia vẫn còn tranh cãi về việc mẹ nên ăn những loại cá nào và ăn bao nhiêu.
Chất đạm tạo năng lượng để thai nhi phát triển khỏe mạnh - Ảnh: Gettyimages
Chất sắt: Thu nạp 27mg sắt mỗi ngày là đặc biệt quan trọng để giúp giảm thiểu thiếu máu do thiếu sắt, một vấn đề phổ biến ở các thai phụ. Chất sắt tìm thấy ở các chế phẩm động vật (sắt màu đỏ) dễ hấp thụ hơn so với sắt từ cây trồng (sắt không có màu đỏ). Vậy đâu là nguồn chất sắt tốt nhất? Câu trả lời là thịt nạc đỏ. Nếu mẹ ăn chay và không thể tiêu hóa được thịt, mẹ có thể bổ sung sắt từ rau củ như rau bó xôi và cây họ đậu. Mẹ cũng khó có thể đạt mức sắt cần bổ sung từ các nguồn này, do vậy, mẹ cần được bổ sung thêm viên sắt. (Gợi ý: Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực vật, vậy nên hãy ăn thực phẩm giàu vitamin C nữa – chẳng hạn trái cây họ cam chanh, dâu tây, và ớt chuông – cùng lúc với ăn những thực phẩm giàu sắt không có nguồn gốc động vật, hoặc uống viên sắt với một ly nước cam.)
Can-xi: 4 khẩu phần chế phẩm từ sữa mỗi ngày giúp mẹ đạt được định mức 1.000 mg can-xi mẹ cần (1.300 mg nếu mẹ dưới 18 tuổi). Em bé trong bụng mẹ cần can-xi để cấu thành xương và răng. Nếu mẹ không hấp thụ đủ dưỡng chất này, bé sẽ lấy những gì bé cần từ cơ thể mẹ khiến mẹ mất đi trữ lượng can-xi trong xương mình.
Câu hỏi 3: Nếu tôi đã uống bổ sung vitamin tiền sản, tôi có cần phải để tâm nhiều đến chuyện ăn gì nữa không?
Có chứ! Viên vitamin tiền sản có thể lấp đầy các lỗ hổng dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ, nhưng không có nghĩa là chúng thay thế việc ăn uống lành mạnh. Đơn cử là, vitamin tiền sản không cung cấp lượng can-xi mẹ cần cho cả ngày ngay tức thì. Mặt khác, ăn nhiều trái cây và rau tươi còn để cung cấp chất xơ cho cơ thể – để hỗ trợ tiêu hóa và tránh táo bón, một phiền toái rất phổ biến trong thai kỳ. Trên thực tế, nếu mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, có chế độ ăn uống cân bằng và không có yếu tố nguy cơ nào đáng ngại, không phải bác sĩ nào cũng đồng ý rằng mẹ cần bổ sung viên uống đa sinh tố và khoáng chất. Dù vậy, mọi bác sĩ đều đồng ý là mẹ cần bổ sung axit folic trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ, và nhiều chuyên gia tin rằng việc bổ sung sắt trong quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ cũng rất quan trọng.
Hoạt động cho mẹ tuần này
Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bố. Hãy cùng trò chuyện với bố và làm một bài tập nhỏ như sau: Bố và mẹ mỗi người viết ra hai danh sách với tiêu đề “Bà nội / ngoại luôn luôn…” và “Bà nội / ngoại không bao giờ…”. Sau đó lại làm tương tự với “Ông nội (ngoại) luôn luôn / Ông nội (ngoại) không bao giờ”. Sau khi hoàn thành, nói về những điều bố mẹ đã viết ra và quyết định bố mẹ thấy hành vi nào của ông bà là hợp lý và có giá trị để có thể áp dụng cho việc nuôi dạy con sau này.
CÁCH CHĂM SÓC MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU
Khi bạn biết mình chắc chắn đang mang bầu là vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ (sau khi đã đi khám bac sĩ chuyên khoa sản). Sau những giây phút hạnh phúc trào dâng, bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe đấy. Ba tháng đầu, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chuyện ăn uống, vận động để tránh bị động thai, sảy thai. Cón rất nhiều kiến thức cần quan tâm trong 3 tháng đầu này, chị em lưu ý nhé!
Có gì đang diễn ra?
3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. Các mẹ cần lưu ý rằng thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, điều này có nghĩa là khi đi khám thai, bé của bạn được kết luận là 4 tuần thì thực chất bé mới chỉ được 2 tuần tuổi thôi. 3 tháng đầu là cuộc hành trình tăng trưởng tuyệt vời của thai nhi.
Sau khi thụ thai, trứng thụ tinh sẽ làm tổ ở tử cung của bạn. Một tế bào đơn lẻ sẽ nhanh chóng nhân lên thành nhiều tế bào chuyên biệt và cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đã có kích thước bằng hạt đậu. Từ lúc này, trái tim nhỏ bé đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.
3 tháng đầu được quy định là từ tuần thứ 1-12 của thai kỳ. (ảnh minh họa)
Những tuần tiếp theo, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng và đến tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Lúc này thai nhi có kích thước bằng khoảng quả táo. Ở tháng thứ 3 thai kỳ, bạn có thể nghe được nhịp tim thai nhi qua ống nghe chuyên dụng.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào?
Đây có thể coi là thời điểm mệt mỏi không kém những tháng cuối thai kỳ đâu các mẹ nhé. Bạn sẽ bỗng trở lên lười biếng và chỉ muốn nằm sệp một chỗ để nghỉ ngơi. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ nhé. Lúc này, cơ thể đang sản xuất máu nhiều hơn để cung cấp đến nhau thai.
Ngoài ra, sự tăng mức độ hormone cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của bà bầu. Bạn có thể cảm thấy đói bất cứ lúc nào hay mất cảm giác ngon miệng với những món ăn mà mình từng rất yêu thích. Bạn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt hay đơn giản là mệt mỏi hơn rất nhiều. Nhiều mẹ bầu còn bị “dị ứng” với tất cả các mùi lạ. Ngoài ra, khi bầu bí tử cung của chị em sẽ tăng kích thước đáng kể. Điều này sẽ khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Các mẹ hãy nhờ rằng tất cả những triệ chứng này là hoàn toàn bình thường, chúng sẽ giảm dần khi bạn bước sang giai đoạn thứ 2.
Khám thai trong 3 tháng đầu
Ngay khi thử que lên hai vạch, các mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa uy tín để khám thai. Tại lần khám thai này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử gia đình, tiền sử mắc bệnh của bạn. Cũng trong lần khám này, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Bạn cũng có thể được khám them huyết áp, nước tiểu, máu nếu bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nào đó. Trong 3 tháng đầu này, bạn cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.
Phụ nữ mang thai cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và
cân bằng dưỡng chất. (ảnh minh họa)
Bì kíp nhỏ cho 3 tháng đầu thật khỏe mạnh
Ba tháng đầu là thời gian vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dưỡng chất. Để giảm cảm giác nôn ói, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Phụ nữ mang thai cũng cần bỏ ngay thuốc lá, rượu, bia và đồ uống có ga.
Tập thể dục cũng là việc làm vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Hãy tham khảo bác sĩ trong trường hợp của bạn để chọn được môn thể thao hợp lý nhất.
Ba tháng đầu, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi đấy, vậy hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Thông tin tốt lành cho các mẹ là những cảm giác ốm nghén, mệt mỏi hầu như sẽ biến mất sau 3 tháng đầu này. Vì vậy, hãy suy nghĩ lạc quan và giữ sức khỏe thật tốt nhé!
NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé
Trong thời gian này, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.
Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.
Mệt mỏi
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi
và buồn nôn. (ảnh minh họa)
Buồn nôn và nôn
Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).
Đi tiểu thường xuyên
Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.
Nhiễm virus cúm
Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
Tăng cân nhẹ
Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng và ăn uống
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.
- Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…
- Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…
- Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)
Bà bầu nên đi siêu âm định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ
chuyên khoa. (ảnh minh họa)
Thuốc và vitamin
- Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.
- Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.
- Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.
- Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi
Trang phục
- Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.
- Tránh sử dụng giầy cao gót.
- Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.
Siêu âm
- Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi
- Siêu âm để phát hiện song thai, đa thai
Sảy thai
Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.
Tập thể dục
Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.
Món ngon dễ làm cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
(ST)