Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Bà bầu ăn gì khi bị động thai?
Bà bầu ăn dưa chuột nên thận trọng
Hành tây có tác dụng giải độc và có thể làm giảm huyết áp vì hành tây là một trong số ít củ quả có chứa prostaglandin A. Ngoài ra, hành tây còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Lợi ích từ hành tây cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu ăn hành tây rất tốt cho thai kỳ. Hành tây có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, chống viêm và kháng khuẩn. Do hành tây giàu crom, vitaimin C, mangan, vitamin B6, tryptophan và kali. Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên ăn món ăn chế biến từ thịt và hành tây.
Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để chống lại một số bệnh viêm khớp, ung thư và loãng xương giúp cơ thể có thể kháng lại cảm lạnh, nhiễm trùng, sốt và hen suyễn. Hành tây còn giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, bảo vệ tim, tăng cường lưu thông máu và có thể làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy hành tây còn là thực phẩm giúp phòng chống ung thư, có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư vú và 73% nguy cơ ung thư buồng trứng.
Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn hành tây
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hành tây vì làm tăng chứng ợ nóng, đầy hơi và đánh trung tiện khi mang thai. Mẹ bầu không nên ăn hành tây khi có triệu chứng bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt.
Nếu dị ứng với hành, người dùng có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)...
Nấu canh xương hầm với hành tây cũng là một món dễ ăn, quen thuộc, làm ngọt nước nhưng trên thực chất cách chế biến này làm giảm tỷ lệ hấp thu vitamin B1 vào cơ thể.