Tác dụng của rong biển với bà bầu
Bà bầu ăn gì để giải cảm tự nhiên?
Trong thời kỳ bầu bí, các mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài việc tăng cường ăn thịt, cá, rau củ quả thì một số loại hạt dưới đây cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú cho các mẹ bầu.
Trong thời kỳ bầu bí, các mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài việc tăng cường ăn thịt, cá, rau củ quả thì một số loại hạt dưới đây cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú cho các mẹ bầu.
1. Hạt lạc (đậu phộng)
Trong hạt lạc có chứa nhiều axit folic, rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Ngoài ra, hạt lạc chứa 40 – 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy, ổn định đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật, phòng chống trầm cảm, phòng chống ung thư, tim mạch…
Vì thế, các mẹ nên bổ sung hạt lạc vào thực đơn hàng ngày của mình. Các mẹ cũng nên chú ý không được ăn lạc mốc bởi khi đó trong lạc có chát aflatoxin – một chất độc có khả năng gây ung thư gan.
2. Hạt sen
Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.
3. Hạt dưa
Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.
4. Hạt bí
Hạt bí có tác dụng nhất định đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Ngoài ra, hạt bí còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.
5. Hạt đậu
Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha – linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.
6. Hạt mắc-ca
Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho… nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.
7. Hạt óc chó
Hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.
Axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.
8. Hạt thìa là
Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn giúp củng cố xương của thai nhi.
9. Hạt dẻ
Trong hạt dẻ có chứa vitamin c, giúp giảm mệt mỏi nhanh và giảm stress. Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin, những chất khoáng vi lượng như can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan, đồng, selen, kẽm…và một nguồn kali đặc biệt dồi dào. Vì vậy, việc bổ sung thêm hạt dẻ vào thực đơn của bà bầu là rất cần thiết.
10. Hạt hạnh nhân
Thành phần của hạt hạnh nhân bao gồm falate, axit folic và omega 3. Vì thế, loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo. Bà bầu ăn hạt hạnh nhân không những tốt cho thai nhi mà còn phòng ngừa được chứng bí tiểu tiện thường gặp trong suốt thời gian mang thai.
Theo phunutoday