Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Khoai tây vốn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng bà bầu ăn khoai tây thực sự không tốt. Cùng tìm hiểu những tác hại khi bà bầu ăn khoai tây nhé
Bà bầu ăn khoai tây có được không ?
Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi. Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, Ba bau an khoai tay chiên cũng không thích hợp cho Bà bầu để ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Tác hại của khoai tây chiên
Khoai tây giàu tinh bột, vì thế khi nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hóa học độc hại. Nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn Acrylamide thì em bé sinh ra sẽ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn.
Ba bau an khoai tay chiên thì Kích thước đầu của trẻ sơ sinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển thần kinh của bé, do đó, nếu trẻ sinh ra với chu vi đầu nhỏ sẽ dẫn đến các hiện tượng chậm phát triển. Các thai nhi hấp thu hóa chất acrylamide trong chế độ ăn uống của người mẹ thường có chu vi đầu nhỏ hơn kích thước trung bình 0,33cm.
Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và
cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. (ảnh minh họa)
Nghiên cứu cũng cho thấy những bà mẹ có chế độ ăn uống chứa hàm lượng acrylamide cao sẽ sinh ra con nhẹ cân hơn 132g so với con của những mẹ bầu hấp thu một lượng thấp hóa chất này.
Ba bau an khoai tay thì Trẻ sơ sinh nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn trung bình dễ dàng phát triển các triệu chứng có hại cho sức khỏe trong giai đoạn tuổi thơ và cả trong tương lai về sau. Một số dấu hiệu và nguy cơ điển hình là trẻ có tầm vóc nhỏ hơn, tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và loãng xương.
Ngoài ra, trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, tốt nhất là các bà bầu không nên ăn món này. Với những bà bầu nghiện khoai tây chiên thì hãy ăn một cách hạn chế sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi.
Tránh xa khoai tây đã mọc mầm xanh
Những củ khoai tây bị xanh vỏ do không nằm dưới đất, hoặc khoai tây sau khi thu hoạch đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2 – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Lưu ý khi chế biến khoai tây
- Gọt vỏ và ngâm nước trước khi chế biến món ăn: Vỏ khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt, tuy nhiên cũng có hàm lượng acrilamit cao hơn. Vậy nên cách tốt nhất là gọt vỏ khoai tây khi trước khi chế biến, điều đó sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit. Ngâm khoai từ 30 – 120 phút sẽ giảm được từ 38 – 48% chất độc hại này.
Hãy lưu ý khi mua và chế biến món ăn từ khoai tây. (ảnh minh họa)
- Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối: vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Nên kết hợp với thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Món ngon từ khoai tây
Với các Ba bau an khoai tay , hãy tạm chia tay những món không tốt cho em bé như khoai tây chiên, nướng… Bù lại, bạn có thể thay thế bằng nhiều món khác cũng khá ngon, như khoai tây xào thịt bò, khoai tây hầm xương, súp khoai tây rau củ … Bạn cũng có thể làm món khoai tây hầm thịt bò khá hấp dẫn để đãi cả nhà theo hướng dẫn dưới đây:
Khoai tây hầm thigj bò
* Chuẩn bị
- Thịt bò, khoai tây, cà rốt lượng vừa ăn
- Hạt tiêu, hành khô, tỏi khô, nước mắm, muối, mì chính.
- Rau thơm
Cách làm
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng to bằng bao diêm.
- Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng (Lưu ý ngâm nước khoai tây ít nhất nửa giờ).
- Hành, tỏi bóc bỏ vỏ, đập giập, băm nhỏ.
Bước 2: Phi thơm hành, tỏi, trút thịt vào đảo săn rồi nêm mắm muối vừa ăn, để cho ngấm.
- Đổ nước sôi ngập thịt rồi đậy vung, đun âm ỉ cho thịt mềm.- Cho tiếp khoai tây, cà rốt, đun cho khoai chín bở, cho mì chính. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và rau thơm vào.