Bà bầu ăn khoai tây chiên có tốt không?

 

Khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bà bầu. Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây chiên quá nhiều rất có thể gây hại cho thai nhi.



MẸ BẦU ĐỪNG ĂN KHOAI TÂY CHIÊN


Tác hại của khoai tây chiên

Khoai tây giàu tinh bột, vì thế khi nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hóa học độc hại. Nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn Acrylamide thì em bé sinh ra sẽ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn.

Kích thước đầu của trẻ sơ sinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển thần kinh của bé, do đó, nếu trẻ sinh ra với chu vi đầu nhỏ sẽ dẫn đến các hiện tượng chậm phát triển. Các thai nhi hấp thu hóa chất acrylamide trong chế độ ăn uống của người mẹ thường có chu vi đầu nhỏ hơn kích thước trung bình 0,33cm.


Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và
cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. (ảnh minh họa)

Nghiên cứu cũng cho thấy những bà mẹ có chế độ ăn uống chứa hàm lượng acrylamide cao sẽ sinh ra con nhẹ cân hơn 132g so với con của những mẹ bầu hấp thu một lượng thấp hóa chất này.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn trung bình dễ dàng phát triển các triệu chứng có hại cho sức khỏe trong giai đoạn tuổi thơ và cả trong tương lai về sau. Một số dấu hiệu và nguy cơ điển hình là trẻ có tầm vóc nhỏ hơn, tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và loãng xương.

Ngoài ra, trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, tốt nhất là các bà bầu không nên ăn món này. Với những bà bầu nghiện khoai tây chiên thì hãy ăn một cách hạn chế sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi.

Đừng nên ăn quá nhiều

Cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44 - 250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ.

Tránh xa khoai tây đã mọc mầm xanh

Những củ khoai tây bị xanh vỏ do không nằm dưới đất, hoặc khoai tây sau khi thu hoạch đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Lưu ý khi chế biến khoai tây

- Gọt vỏ và ngâm nước trước khi chế biến món ăn: Vỏ khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt, tuy nhiên cũng có hàm lượng acrilamit cao hơn. Vậy nên cách tốt nhất là gọt vỏ khoai tây khi trước khi chế biến, điều đó sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút sẽ giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.


Hãy lưu ý khi mua và chế biến món ăn từ khoai tây. (ảnh minh họa)

- Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

- Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối: vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

- Nên kết hợp với thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Món ngon từ khoai tây

Với các bà bầu nghiện khoai tây, hãy tạm chia tay những món không tốt cho em bé như khoai tây chiên, nướng... Bù lại, bạn có thể thay thế bằng nhiều món khác cũng khá ngon, như khoai tây xào thịt bò, khoai tây hầm xương, súp khoai tây rau củ ... Bạn cũng có thể làm món khoai tây hầm thịt bò khá hấp dẫn để đãi cả nhà theo hướng dẫn dưới đây:

* Chuẩn bị

- Thịt bò, khoai tây, cà rốt lượng vừa ăn

- Hạt tiêu, hành khô, tỏi khô, nước mắm, muối, mì chính.

- Rau thơm

Cách làm

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng to bằng bao diêm.

- Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng (Lưu ý ngâm nước khoai tây ít nhất nửa giờ).

- Hành, tỏi bóc bỏ vỏ, đập giập, băm nhỏ.

Bước 2: Phi thơm hành, tỏi, trút thịt vào đảo săn rồi nêm mắm muối vừa ăn, để cho ngấm.

- Đổ nước sôi ngập thịt rồi đậy vung, đun âm ỉ cho thịt mềm.- Cho tiếp khoai tây, cà rốt, đun cho khoai chín bở, cho mì chính. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và rau thơm vào.

 


NHỮNG MÓN NGON MẸ BẦU NÊN TRÁNH TRONG THAI KỲ


Mẹ bầu ăn rau mầm sống, sữa chưa tiệt trùng, thịt tái sống… có thể gây hại đến thai nhi.

Việc ăn uống khi mang bầu tuy không cần quá nghiêm ngặt nhưng có những quy tắc chị em cần nhớ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là top những thực phẩm chị em cần tránh bổ sung vào thực đơn mỗi ngày:

Phomát chưa tiệt trùng

Phomát mềm làm bằng sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria gây nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy khi muốn ăn pho-mát, chị em nên chọn những loại được làm từ sữa đã tiệt trùng.

Thịt tái sống

Thịt sống hoặc chưa nấu chín được cho là chứa loại vi khuẩn toxoplasma gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Vì vậy, chị em bầu cần đảm bảo ăn thịt đã được nấu chín kỹ ở mức nhiệt độ cao.

Cẩn thận với nước ép tươi

Trái cây tươi trong các nhà hàng, quán bar có thể được lấy từ nông trại về và chưa được tiệt trùng để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli. Trái cây mua ngoài tiệm cũng chưa được rửa sạch hoặc tiệt trùng. Chính vì vậy, tốt hơn cả các mẹ nên mua hoa quả về nhà, rửa sạch, tiệt trùng trước khi ép thành nước để thưởng thức. Nước trái cây được đóng lọ của những hãng uy tín cũng là một sự lựa chọn an toàn cho mẹ bầu.

Sushi

Chia buồn nếu bạn là fan của món sushi của đất nước mặt trời mọc. Mặc dù hải sản là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu nhưng hải sản sống trong sushi có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên ăn hải sản đã được nấu chín.

Sốt mayonnaise

Trứng sống được sử dụng để chế biến nhiều loại nước sốt chấm như sốt Béarnaise, nước sốt Hollandaise hay mayonnaise. Chính vì vậy, khi ăn chị em cần chọn những loại được chế biến từ trứng tiệt trùng, an toàn với mẹ bầu.

Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Cá được cho là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên việc chọn lựa cá để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cần cẩn trọng. Cá kiếm, cá kình, cá thu, cá mập có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên chị em có thể ăn khoảng 300gam/tuần là an toàn. Bà bầu nên chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá da trơn, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ trắng đóng hộp. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng dầu cá hoặc bất cứ chất bổ sung nào khác trong thai kỳ.

Thịt muối

Thịt muối như chân giò muối được làm từ thịt tái sống có thể chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt muối cũng như xúc xích. Nếu muốn ăn, chị em nên hấp lại ở mức nhiệt độ cao sau đó mới thưởng thức.

Rau quả chưa rửa

Trong rau quả chưa được rửa sạch có chứa vi khuẩn toxoplasma, cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Chính vì vậy việc rửa dưới vòi nước sạch các loại rau củ quả trước khi chế biến là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.

Rau mầm

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn sống bất cứ loại rau mầm nào cho dù là chính bạn tự tay trồng. Vi khuẩn từ đất có thể xâm nhập vào hạt trước khi chúng nảy mầm. Chính vì vậy, nếu muốn ăn, chị em nên đun chín với nước sôi.

Hải sản có vỏ

Sò, ốc sống là một trong những loại thực phẩm hàng đầu gây bệnh cho mẹ bầu vì chúng sống dưới bùn đất. Tuy nhiên, vi khuẩn và kí sinh trùng sống trong đó lại không được tìm thấy khi đã được nấu chín. Chính vì vậy, nếu bạn thích thưởng thức hàu, ốc… hãy đảm bảo rằng chúng đã được chế biến chín nhé.

Sữa chưa tiệt trùng

Sữa là thức uống không thể thiếu với mẹ bầu tuy nhiên sữa chưa được tiệt trùng lại vô cùng nguy hiểm vì chúng có chứa vi khuẩn listeria, gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên chọn sữa tươi, phomát, và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng nhé.

Rượu, đồ uống có ga

Uống quá nhiều rượu khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai thai. Đồ uống có ga cũng không tốt tí nào cho sự phát triển của thai nhi. Để an toàn, tốt hơn hết chị em bầu nên tránh xa những đồ uống này nhé!

(ST)