Video Clip: Bà bầu nên và không nên ăn thực phẩm nào?
Bà bầu ăn gì khi bị động thai?
BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN MĂNG TƯƠI?
Rất nhiều chị em bầu đã gửi câu hỏi về Eva.vn với băn khoăn không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng… Vậy ăn măng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bà bầu.
Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn măng.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều măng tươi. (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bạn ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu đó là món sở trường của bạn, bạn chỉ nên ăn ở mức độ ít. 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam.
Chị em nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi bạn nhớ mở vung để độc tố bay ra. Sau đó mới chế biến món ăn. Cách làm này sẽ hạn chế được độc tố trong măng, giúp bà bầu ăn an toàn hơn.
Nhiều mẹ bầu bị sảy thai hoặc sinh non mà không biết nguyên do tại sao. Tuy nhiên, có một số thực phẩm sau bạn nên tránh xa lúc bầu bí vì nó là thủ phạm của 2 triệu chứng này.
Thực tế, một số thực phẩm các bà bầu ăn có thể khiến bạn bị sảy thai hoặc sinh non. Do đó, trong khi mang thai phụ nữ cần phải rất cẩn thận với chế độ ăn uống của mình và nói không với những thực phẩm có thể dẫn đến sẩy thai.
Để ngăn chặn nguy cơ sẩy thai này, bà bầu luôn luôn chỉ ăn những thức ăn an toàn. Tránh xa những thực phẩm này trong thai kỳ để phòng ngừa sẩy thai hoặc sinh non sau này nhé.
Cá đóng hộp
Nếu bạn là người thích ăn cá, bạn nên hạn chế ăn cá đóng hộp nói riêng và các loại cá nói chung khi bầu bí để tránh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm của cá khi sống trong sông, hồ, ao.
Thực tế, cá là một nguồn giàu protein và vitamin nhưng để được toàn hơn và ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, bạn nên tránh cá hoàn toàn. Đặc biệt, không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu.
Thịt hoặc trứng sống
Tránh thịt sống hoặc thịt hải sản, gia cầm chưa nấu chín. Bạn cần phải nấu thức ăn chín cẩn thận để tiêu diệt vi khuẩn (Salmonella). Bởi vì, thịt trứng mà nấu chưa chín, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt gà, thịt gà tây và hải sản như hàu có thể dẫn đến sẩy thai.
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng
Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.
Cùng với axit folic, omega 3 được xem là dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển não bộ, trí thông minh ở bé ngay từ trong bụng mẹ. Đây là 1 nhóm axit béo chưa no, tiền chất tạo nên DHA và EPA, trong đó EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch, DHA tốt cho bộ não, mắt và hệ thần kinh trung ương thai nhi. Omega 3 cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm, hạn chế tiền sản giật và tình trạng tăng cân quá mức, bên cạnh vai trò giúp cơ thể sản xuất ra hormone prostaglandin có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm chứng máu khó đông … cho thai phụ. Nếu lượng hormone này mất cân bằng thì người mẹ dễ mắc bệnh. Đồng thời, prostaglandin còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng nhận thức, ngăn ngừa dị ứng, phát triển thần kinh và thị giác cho thai nhi.
Tuy nhiên omega 3 không thể tự tổng hợp từ cơ thể mà phải đưa vào thông qua thức ăn, và nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chế độ dinh dưỡng ở người mẹ thường bị thiếu hụt omega 3 dẫn đến tình trạng phần lớn lượng omega 3 tập trung vào sự phát triển hệ thần kinh ở thai nhi mà không đủ để hoàn thiện các cơ quan khác. Do đó, bổ sung omega 3 và axit folic đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và củng cố trí thông minh cho bé ngay từ khi thai nghén. Không chỉ có mặt ở các loại cá, các dưỡng chất này còn hiện diện ở nhiều loại thực phẩm phổ biến khác, nhờ đó mẹ bầu tha hồ lựa chọn giúp bé yêu thêm thông minh, tinh mắt.
1. Cải bắp
Là loại rau xanh rất thông dụng với bà nội trợ, cải bắp không chỉ là nguyên liệu dễ tìm để chế biến thành hàng loạt món ngon như dưa cải bắp, bắp cải xào, luộc, salad, nước ép bắp cải v.v… mà còn là món ăn đầy chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Bắp cải chứa rất nhiều chất béo có lợi cho não, trong đó có omega 3, giúp tăng cường sự phát triển của bào thai và sự phát triển trí tuệ của bé sau này. Bên cạnh đó, món ăn này còn giàu chất xơ, vitamin A, B, C, E, protein, canxi, sắt, magie v.v, và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng do trong 1 bát bắp cải chỉ chứa khoảng 15 calo.
Do nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các vitamin và khoáng chất có trong cải bắp, nên khi nấu ăn, mẹ bầu cần cố gắng nấu ở mức nhiệt độ tối thiểu, đồng thời nên ăn bắp cải ít nhất mỗi lần 1 tuần, kết hợp ăn cả lá trắng bên trong và lá xanh bên ngoài, vì lá trắng chứa tỷ lệ sắt cao, trong khi đó, lá xanh lại chứa nguồn vitamin A dồi dào.
2. Bông cải
Không chỉ giàu axit folic, bông cải còn được giới chuyên gia khuyên bà bầu nên chế biến thành nhiều món ăn trong suốt thai kỳ bởi đây là loại thực phẩm giàu omega 3. 1 chén bông cải xanh hoặc trắng có thể cung cấp đến 10% lượng omega 3 mà chị em dung nạp hàng ngày. Ngoài việc không gây tăng cân do trong 100 g bông cải chỉ chứa 26 calo, 2 g chất xơ, loại rau này còn có nhiều loại tinh dầu có lợi giúp ức chế 1 số tế bào ung thư vú, cổ tử cung, đại tràng, buồng trứng, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch v.v…
Bông cải trắng tươi là nguồn cung tuyệt vời của vitamin C, mangan, đồng, sắt, kali, v.v…giúp bà bầu tăng cường khả năng miễn dịch vốn hay suy yếu trong thời mang thai, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, điều hòa huyết áp, chống viêm mao mạch, ngăn ngừa tổn thương mạch máu và là “trợ thủ” đắc lực cho bộ máy tiêu hóa. Vượt trội hơn, bông cải xanh ngoài các tác dụng bảo vệ sức khỏe như bông cải trắng còn có thêm canxi với hàm lượng khá cao, khả năng hỗ trợ kháng viêm mạnh hơn, bảo vệ da và niêm mạc, chứa vitamin A và vitamin K giúp cân bằng hàm lượng vitamin D v.v…
3. Rau kinh giới
Là một loại rau thường được dùng hàng ngày để tăng thêm hương vị cho các món ăn, rau kinh giới có thân nhỏ, vuông, mùi rất thơm, phía gốc màu hơi tía, toàn thân có lông ngắn. Thông thường, rau kinh giới được biết đến như loại thuốc giúp mẹ bầu giảm chứng ngứa da trong thai kỳ, trị ho cảm cho trẻ. Tuy vậy, ít chị em biết rằng, loại rau này còn chứa omega 3 rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên khi chế biến các món ăn với rau kinh giới, mẹ bầu nên tránh kết hợp rau kinh giới với thịt gà vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
4. Xà lách Romaine
Cùng họ với các loại xà lách, xà lách Romaine có hương vị đậm đà và lá giòn hơn, với phong phú các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, bên cạnh các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B1, B2, B9, E, chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, natri, kali, sulphat, caroten v.v… Một điểm cộng nữa cho loại rau này là chúng có thể dễ dàng được tìm mua tại chợ, siêu thị với giá cả rất phải chăng, có thể chế biến thành các món trộn hay dùng như 1 loại rau tươi ăn kèm giúp kích thích tiêu hóa tốt. Các mẹ bầu thường xuyên dùng xà lách nói chung và xà lách Romaine sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức năng não, giảm đau đầu, giảm táo bón, giảm chứng thiếu máu do thiếu sắt, dễ ngủ và kiểm soát tốt cân nặng do loại rau này chứa nhiều chất xơ và nước…
5. Bí ngô
Bí ngô là loại thức ăn vừa ngon vừa bổ, với hàm lượng đa dạng các chất dinh dưỡng như beta – carotene, kali, các loại vitamin A,C,E, magie, kẽm, can xi, chất xơ, selen, sắt, protein v.v…, bên cạnh các dưỡng chất tốt cho não của bé như axit folic, omega 3. Đặc biệt, hạt bí ngô là nguồn cung dồi dào omega 3, với khoảng 100 mg axit béo này trong 1 phần ăn. Dùng bí ngô và hạt bí ngô còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa chứng táo bón, trầm cảm khi bầu bí, giảm cholesterol …
6. Hạt mù tạt
Hàm lượng omega 3 trong mù tạt khá cao, đến 100 mg trong mỗi muỗng cà phê nhỏ. Do đó, dù nhiều mẹ bầu khó thích nghi được với vị cay nồng của loại hạt này, nhưng thỉnh thoảng nấu thịt gà, cá v.v… kết hợp thêm hạt mù tạt trong phần gia vị sẽ giúp chị em có thêm nhiều món lạ về hương vị mà vẫn có thể bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu giúp bé yêu thông minh, sáng mắt từ trong bụng mẹ.
7. Đậu phụ
Là loại thực phẩm “vàng” cho bé trong bụng mẹ, đậu phụ giàu canxi giúp xây dựng hệ xương và răng cho thai nhi; protein hỗ trợ sự phát triển các tế bào; chất sắt ngăn ngừa sinh non, sinh con nhẹ cân; kẽm giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô v.v…. Đặc biệt đậu phụ cung cấp lượng dưỡng chất omega 3 dồi dào, lên đến 400 mg trong 1 khẩu phần ăn, đáp ứng 14,4 % nhu cầu chất béo hàng ngày cho thai phụ. Tuy nhiên, khi chọn đậu phụ, mẹ bầu cần mua ở các cơ sở chế biến uy tín, vì đậu phụ không đảm bảo vệ sinh có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao … gây độc cho hệ thần kinh của mẹ và thai nhi. Do có chứa chất ức chế trypsin ảnh hưởng đến tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy nên bà bầu chỉ ăn các món chế biến từ đậu phụ khoảng 3 - 4 bữa/ tuần.
8. Hạt lanh
Hạt lanh là một trong những nguồn cung cấp omega 3 thực vật lý tưởng cho cả mẹ và bé, vì trong 1 muỗng canh dầu hạt lanh đã có đến 6900 mg chất béo omega 3. Ngoài ra, hạt lanh còn chứa axit folic và nhiều chất dinh dưỡng khác như mangan, chất xơ, magie, đồng, vitamin B6, v.v… giúp mẹ bầu giảm cholesterol, ổn định huyết áp, hạn chế táo bón trong thai kỳ, giảm nguy cơ ung thư ruột già, tiểu đường, ngăn ngừa chứng khô mắt v.v…Có thể dùng hạt lanh giã nhuyễn hay dầu hạt lanh để chế biến các món rau trộn, hoặc làm bánh, vừa giúp mẹ bầu ngon miệng vừa mang lại nguồn dưỡng chất quý giá cho não bộ và thị lực của bé.
9. Cá cơm
Bên cạnh cá thu, cá hồi rất giàu omega 3, còn có cá cơm, một trong những loại cá rất quen thuộc ở nước ta. Có nhiều cách để chế biến món cá cơm vừa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng như làm nước mắm cá cơm, cá cơm kho tiêu, lăn bột chiên, cá cơm khô rang chua ngọt, mắm cá cơm, cá cơm chiên giòn v.v…. 5 miếng cá cơm cung cấp hơn 400 mg axit béo omega 3 – một hàm lượng lý tưởng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài omega 3, cá cơm còn chứa nhiều chất đạm, sodium, niacin, sắt, vitamin B12, canxi, và vô số các vi chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, cá cơm lại chứa rất ít thủy ngân và mẹ bầu có thể dùng khoảng 2 phần ăn mỗi tuần để cung cấp chất dinh dưỡng và omega 3 cho bé.