Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Mỳ tôm cay nóng liệu bà bầu có phải "từ mặt" món mì tôm hấp dẫn này hay không?
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, và có thể "cứu đói" bất kể thời gian, dù ngày hay đêm, mì tôm trở thành lựa chọn của rất nhiều người trong lúc bận rộn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mì tôm trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nhất là dinh dưỡng cho bà bầu lại không được các chuyên gia dinh dưỡng hoan nghênh lắm.
Nhanh, gọn nhưng không kém phần hấp dẫn, mì tôm đang dần trở thành một bữa ăn quen thuộc của rất nhiều người, ngay cả những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên,bà bầu ăn mì tômliệucó đủ chất dinh dưỡng, và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Tư vấn sức khỏe mang thai, dinh dưỡng cho bà bầu, phụ nữ mang thai uống gì ? Mang thai – nuôi con cao lớn thông minh.
Bà bầu ăn mì tôm có được không là mối quan tâm của rất nhiều người
1/ Giá trị dinh dưỡng của mì tôm
Xét về giá trị dinh dưỡng, mì tôm cóthành phần chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản,nhưng lại thiếu trầm trọng vitamin, protein, chất xơ. Do đó, mì tôm không được xếp vào danh sách những thực phẩm lành mạnh và cân bằng. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa của mẹ bầu, mì tôm được xem là một người bạn không mấy "thân thiện”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau hàng giờ "du ngoạn” trong cơ thể, mì tôm và các chất bảo quản trong mì vẫn không dễ gì bị phân hủy.Những đồ uống tốt nhất cho bà bầu
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu muốitrong ngày của một người lớn chỉ trong khoảng 1,5 – 2g, nhưng hàm lượng muối trong một gói mì 100g tới khoảng 2,7 g muối, vượt quá ngưỡng cho phép trong ngày. Vì vậy, nếu ăn mì tôm liên tục từ ngày này sang ngày khác, bầu có nguy cơ phải đối mặt với bệnh cao huyết áp.
Không dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡngJournal of Nutrition, mẹ bầuthường xuyên ănmì tôm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.
2/ Bà bầu ăn mì tôm có được không?
Không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, nếu biết cách ăn, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực từ mì tôm.
- Thay đổi cách chế biến: Với tiêu chí nhanh, gọn, ít tốn công, để nấu một gói mì tôm, thông thường bạn chỉ cần một ít nước sôi và 3 phút chờ đợi. Công thức này được in sẵn trên tất cả các gói mì, và hầu như không ai không thuộc "nằm lòng”. Tuy nhiên, đây lại là một công thức không có lợi cho sức khỏe.
Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên đun sôi nước, sau đó cho mình vào luộc sơ, vớt ra để ráo, và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách này giúp bạnloại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì.
- Nói "không” với gói gia vị dầu mỡ: Không mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí theo nhiều nghiên cứu, gói gia vị này sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác, từ đó gây nguy cơ suy dinh dưỡng. Vi vậy, muốn an toàn, vứt ngay những "chất độc hại” này ngay bầu ơi.
- "Tô điểm” thêm bằng rau xanh và thịt: Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì, bầu nên thêm khoảng 100-150 g rau xanh. Ngoài ra, bầu cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào, và mỗi gói mì không nên cho quá 30 g thịt đâu nhé!
Bà bầu ăn mì tôm có sao không?
Bà bầu ăn mì tôm có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều ý kiến cho rằng, mì tôm nóng không tốt cho thai nhi.
"Hiện nay mình đang mang thai ở tháng thứ 4. Mình bắt đầu có hiện tượng nghén, thích ăn đồ chua, sợ mùi cơm nhưng lại rất thích ăn mì tôm.
Nhưng nghe các đồng nghiệp mách, ăn mì tôm chẳng khác gì hại con bởi mì tôm có tính nóng, con sinh ra dễ mụn nhọt, mẹ thì không đủ chất dinh dưỡng. Mình hoang mang không biết kinh nghiệm trên có đúng không?
Bà bầu ăn mì tôm có sao không là thắc mắc của rất nhiều người
Bà bầu ăn mì tôm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi mì tôm là món ăn nhanh khoái khẩu của nhiều người. Mì tôm lại tiện dụng nên được rất nhiều bà bầu sử dụng, nhất là những thai phụ làm việc trong văn phòng.
Trả lời trên Eva, bác sĩ Lê Lan cho biết, một suất mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng. Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị...
Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất... Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu bạn ăn từ ngày này sang ngày khác.
Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ. Nếu bạn cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý:
- Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.
- Để có món mì dinh dưỡng: thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...
Theo các chuyên da dinh dưỡng, mặc dù mì ăn liền không phải là món ăn được khuyên dung cho bà bầu, nhưng quan niệm ăn mì tôm nóng trẻ sinh ra dễ mụn nhọt là không có cơ sở. Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định ý kiến trên.
Cách tốt nhất cho bà bầu trong thai kì, nên ăn uống đầy đủ các chất, không nên kiêng tuyệt đối thực phẩm nào. Ngay cả những thực phẩm được cho là tốt cho thai kỳ cũng không nên lạm dụng quá nhiều.