Bà bầu ăn ngải cứu

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không. Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu. Món ăn từ ngải cứu cho bà bầu.

Ngải cứu và bà bầu


Một thai phụ hỏi: ‘Tôi nghe nói ngải cứu có vị nóng nên nếu ăn ngải cứu trong giai đoạn đầu mang thai thì dễ bị sảy thai. Có thông tin khác cho rằng, việc ăn ngải cứu (bao gồm cả uống nước ngải cứu) lại có tác dụng chữa chứng đau đầu và giúp an thai. Bạn tôi bảo, món canh ngải cứu cũng rất có lợi cho những người bị động thai. Tôi không biết những thông tin trên là như thế nào?’

Tham khảo câu trả lời từ Homebiztool & Suit101.

Ăn ngải cứu khi mang bầu

Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong

3 tháng đầu

của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ.

Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe

Trứng gà xào lá ngải

Tác dụng: An thai, giúp da bé trắng hồng

Nguyên liệu

1 nắm lá ngải tươi, 2 quả trứng gà ta, hành khô và gia vị.

Chế biến

- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.

- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.

- Ăn nóng.


 

Những món ăn nên và không nên giành cho bà bầu


Mang thai sinh nở là giai đoạn khăn nhất trong đời người phụ nữ và việc ăn uống cũng là một phần của khó khăn ấy. Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên dùng để các bà mẹ tương lai biết cách ăn uống, tẩm bổ một cách khoa học hơn.

Những món nên ăn:

Cá hồi: dầu cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào nhất, đây là chất tối quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 lần một tuần.
Rau bina: (rau chân vịt) loại rau lá xanh này có nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Những tế bào này giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể mẹ và giúp bé phát triển trong tử cung của mẹ.
Sữa: chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng khác dồi dào nhất và thai phụ lẫn thai nhi đều cần nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe cũng như ổn định huyết áp.
Nên bổ sung thịt đỏ trong khẩu phần ăn của thai phụ.
Nho khô: cung cấp cho bạn năng lượng tự nhiên. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.
Bánh mỳ: Chứa nhiều chất xơ, kẽm (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ) và các vitamin nhóm B.
Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, chất thiết yếu để hình thành hồng cầu cho trẻ nhỏ và giúp bạn ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.

Những món nên tránh:

Táo mèo (sơn tra): Các tài liệu khoa học đều cho rằng táo mèo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều táo mèo có thể làm hao khí và tổn hại răng, suy giảm chức năng tiêu hóa đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu. Hơn nữa một số tài liệu đã chứng minh sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non, đó là lý do thai phụ không nên dùng nhiều táo mèo dù vị chua ngọt của nó kích thích vị giác và giúp họ ăn ngon hơn.
Gan động vật: Thông thường chúng ta dùng nội tạng động vật để chế biến món ăn, trong đó có gan. Gan vốn là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật như gà, heo, bò…vì thế không hẳn nấu chín là loại trừ được những độc tố này, đặc biệt là phải cân nhắc hơn khi bạn đang mang bầu dù trong gan chứa nhiều sắt và vitamin A.
Rau ngót: Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hiếm con (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian: có thể dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.
Đào, nhãn, rau răm, nước dừa, cam thảo: Những món này ngon miệng nhưng dễ làm tăng thân nhiệt và dễ xuất huyết trong thai kỳ.
Đu đủ xanh là món thai phụ nên tránh
Đu đủ xanh: Thực phẩm này có tác dụng ức chế hoóc môn progesterone, làm ngăn cản quá trình thụ thai. Do đó, việc ăn đu đủ thường xuyên làm phụ nữ khó mang bầu. Hơn nữa chất papain trong quả đu đủ xanh phá hủy màng tế bào phôi thai, có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh.
Cua, ghẹ, ba ba: Nên kiêng món này trong 3 tháng đầu của thai kì. Ngoài ra không ăn vi cá mập, cá ngừ, cá thu, cá kiếm nhiều…. vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Thực hiện phương châm "ăn chín, uống sôi "để tránh nguy cơ nhiễm giun, sán.
Dưa muối, quẩy nóng: Quẩy nóng và các món thịt nướng chứa nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây nặng bụng cho mẹ bầu, cải muối chứa nhiều phèn chua nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngải cứu: Ngải cứu có thể làm sẩy thai ngay lập tức nhất là trước đó có tiền sử động thai.
Món ăn quá mặn: Kiêng ăn mặn để tránh phù thũng, tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén. Nếu thai phụ có tiền sử huyết áp thấp thì có thể ăn mặn một chút, tuy nhiên với liều lượng vừa phải.
Món ăn (uống) quá ngọt: không dùng nhiều để tránh nguy cơ tăng cân quá mức hoặc tiểu đường cho mẹ và thai nhi. Không dùng nhiều nước giải khát có ga.
Chuyên mục thức ăn cho bà bầu nên ăn gì cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất xoay quanh dinh dưỡng cho bà bầu

(St)
Vợ tôi mang thai ở tuần thứ 6 nhưng bị động thai ,có người bảo lấy trứng gà luộc với ngải cứu có được ko
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Minh cung 6 tuan tuoi thai va bi dong thai. M da uongsat, vitamine , noi tiet duphaton, giam co spasmavemin . De duy tri thai suot 3thang dau. Va gio m da dc 15 tuan.. ban thu tim hieu xem. Va trong thoi gian do han che di lai. Nhe mhàm. Tranh qh vc. Chuc ban me tr on con vuong mha.y
hơn 1 tháng trước - Thích
Em mang thai tuan thu 9 nhug thi thoang bi dau bung,dau dau moi nguoi khuyen an la ngai cuu lieu co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
em muon hoi e dang co thai duoc 3 tuan tuoi nhung lai co hien tuong dau tuc bung duoi va ra huyet.xin hoi e co nen an ngai cuu ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
e nghe nói nấu nước ngải cứu uống vào những tháng cuối thai kỳ để dể sinh ,như vậy có đúng hay không ? ai giúp e với !
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Nếu Sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng.Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Mới sinh xong ăn ngải cứu được không
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận