Bà bầu ăn nhiều bánh ngọt có tốt không?


Bà bầu ăn nhiều bánh ngọt không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhiễm khuẩn, nấm đường tiết niệu, béo phì...là những mối nguy trước mắt ở bà bầu thèm ngọt


LÝ DO BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN NGỌT NHIỀU

 

Một thai phụ chia sẻ: Tôi đang mang thai gần 8 tháng. Trong tháng thứ năm khi đi khám thai, bác sĩ phát hiện thấy lượng đường trong nước tiểu của tôi nhưng không chẩn đoán là do bệnh tiểu đường.

Bác sĩ nói chắc tại tôi ăn gì đó và lượng đường trong nước tiểu tăng là bình thường. Tôi có nên lo lắng không?’.

Chuyên gia Peg Plumbo giải đáp:

Glucose trong nước tiểu (glycosuria) được phát hiện trong thai kỳ không nhất thiết là bất thường. Khoảng 1/6 phụ nữ mang thai có lượng đường trong nước tiểu do thay đổi trong hệ thống lọc của thận.

Bạn nên cố gắng tránh ăn các đồ ăn nhiều đường, nhất là 24 tiếng đồng hồ trước giờ khám thai của bạn. Những thứ như bánh kẹo, ngũ cốc, soda, bánh ngọt, món tráng miệng... nên tránh.
 
Nếu bạn đã có những xét nghiệm cần thiết nhưng bác sĩ không kết luận do bệnh tiểu đường thì không chắc bạn mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, do lượng đường trong nước tiểu. Sau sinh, bạn có thể được làm xét nghiệm glucose tổng hợp, nếu điều này chưa được thực hiện trong thời gian mang thai.


GIẢM BÉO CHO MẸ BẦU THÈM NGỌT


Nhiễm khuẩn, nấm đường tiết niệu, béo phì... là những mối nguy trước mắt ở bà bầu nghén ngọt.

Thay đổi hormone mạnh mẽ trong thời gian mang thai là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng khẩu vị của bà bầu, dẫn đến tình trạng nhiều bà bầu thèm ăn các món mặn, món chua, trong khi đó cũng có không ít bà bầu lại chuyển sang “bồ kết” vị ngọt trong thực phẩm, dù lúc son rỗi hầu như không hề yêu thích chè hay bánh kẹo. Nếu thèm mặn khi bầu bí dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở, giảm bài tiết nước bọt làm niêm mạc miệng yếu nên hay bị viêm họng, phù nề, cao huyết áp bất thường…, thì với bà bầu thèm ngọt, tác hại về sức khỏe cho cả mẹ và bé cũng không nhỏ. Chưa kể, thèm ngọt dễ làm bà bầu nhạt miệng, và vì thế lại càng muốn ăn vặt nhiều đường hơn, kéo theo đó là nguy cơ nạp quá nhiều năng lượng không cần thiết …

Mối nguy cho bà bầu thèm ngọt


Nghén ngọt khiến bà bầu khổ vì nguy cơ tăng cân quá mức (hình minh họa)

Do trong thời kỳ thai nghén, cơ thể thường mệt mỏi, thiếu sức sống, cộng với sự thay đổi của lượng nội tiết tố dễ làm bà bầu thèm các món ăn có vị ngọt. Mặc dù ăn ngọt có tác dụng kích thích vị giác, cung cấp nhiều năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn, sảng khoái hơn, nhưng ăn quá nhiều đường lại tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ cho sức khỏe. Với người bình thường, ăn ngọt thường xuyên và quá độ có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều tổn hại: dễ mắc bệnh tiểu đường, tim, béo phì, cản trở chức năng miễn dịch, gây thiếu chất crom, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây sâu răng, viêm lợi, ngăn cản hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, gây stress, suy nhược…, thì với bà bầu ham ăn ngọt, lượng đường tích lũy trong nước tiểu sẽ tăng lên, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường tiết niệu.

Một chế độ ăn quá nhiều đường và tinh bột còn làm cho bà bầu phải đối diện với nỗi lo bị béo phì trong thai kỳ và khó giảm cân sau khi sinh. Không những vậy, tâng cân quá nhiều và béo phì trong giai đoạn bầu bí có thể dẫn đến tình trạng giữ nước gây sưng phù, mắc cách bệnh lý về tim mạch, hô hấp, cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, sinh khó, thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc to bất thường, dễ băng huyết sau sinh… Vì vậy, ngoài việc loại bỏ các quan niệm sai lầm khi mang thai như mẹ bầu phải ăn cho 2 người, thèm gì ăn nấy, chị em cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh ăn quá ngọt hay quá mặn.

Mẹo ăn uống cho bà bầu ghén ngọt

Để tránh tình trạng vì thèm mà trong chế độ ăn toàn chất ngọt và tinh bột, bà bầu có thể tham khảo các mẹo nhỏ trong việc chọn thực phẩm và cách ăn uống như sau:


Sữa đậu nành, nhất là sữa đậu nành không đường, vốn là “trợ thủ” đắc lực để bà bầu “cắt cơn” thèm ngọt (hình minh họa)

- Dùng sữa đậu nành.  Không chỉ giàu canxi giúp phát triển hệ xương, răng, móng ở bé, sữa đậu nành còn giúp bà bầu giảm chứng thèm ăn ngọt hiệu quả.

- Bữa sáng giàu dưỡng chất. Một chế độ ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bạn tránh được cơn thèm ăn vào giữa buổi sáng và buổi trưa, nhờ đó giảm ăn vặt và các món ngọt không cần thiết. 

- Quan tâm đến tâm trạng của bản thân. Nếu rơi vào tình trạng ủ rũ, mệt mỏi, bạn có xu hướng tìm cách bình ổn tâm lý thông qua đồ ăn, nhất là các món ngọt. Để loại bỏ thói quen tiêu cực này, bạn nên tìm người trò chuyện, chia sẻ và làm cho mình bận rộn hơn thay vì tìm đến với các thức ăn giàu năng lượng mà thiếu chất dinh dưỡng.

- Tuân thủ giới hạn đề ra. Hãy tự lên danh sách và tuân thủ nghiêm các giới hạn về việc được phép tiêu thụ bao nhiêu món ngọt mỗi ngày và số lượng theo chiều hướng giảm dần. Việc ước lượng này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt và dần loại bỏ thói quen ăn quá ngọt trong thai kỳ.


Tập thể dục trong thai kỳ là một trong những phương pháp bổ ích giúp loại bỏ calories thừa vì ăn ngọt, đồng thời giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng hơn (hình minh họa)

- Tập thể dục hàng ngày. Vận động thường xuyên ngoài việc giúp bạn tránh được những cơn thèm ngọt bất chợt, còn giúp duy trì sức khỏe, cân nặng, vượt cạn dễ dàng hơn. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tích cực của việc tập luyện thể thao khi bầu bí, vì vậy bạn đừng bỏ qua thói quen tốt và rất có lợi này.

- Tránh xa các món ăn ngọt không bổ dưỡng. Thường các món ăn sau chỉ chứa đường, chất tạo ngọt hoặc tinh bột, hoàn toàn không có lợi cho bé mà lại làm mẹ dễ tăng cân mà bà bầu cần loại khỏi thực đơn hàng ngày của mình: kẹo, chè, socola, nước ngọt và nước trái cây đóng hộp, bánh bích qui, bánh tây lạt, bánh ngọt, mứt và trái cây ngào đường, trái cây đóng hộp có siro, kem, kem trái cây, bánh bột có đường, những thực phẩm chế biến sẵn có đường, kể cả bơ, đậu phộng, dầu trộn rau sốt, spaghetti, sốt mayonaise, các đồ ngọt chế biến từ đường trắng, đường vàng, siro, mật và đường nhân tạo v.v…

- Chọn thức ăn thay thế. Thay vì tiêu thụ các món ăn  chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé, làm mẹ chóng béo phì, hãy chọn những thực phẩm có lợi hơn, vừa chứa nhiều dưỡng chất, lại vừa giúp mẹ bầu nhâm nhi trong những lần nhạt miệng.


Trái cây sấy khô không đường là loại thức ăn vặt thay thế món ngọt rất hợp lí cho bà bầu. (hình minh họa)

Các món ăn vặt thay thế món ngọt mà chị em có thể tham khảo như sau: trái cây khô như nho khô, táo tàu chứa nhiều sắt, vitamin C; các loại hạt như hạt hạnh nhân giàu omega 3, axit folic, hạt óc chó bổ sung omega 3,  vitamin E, axit hữu cơ và phốt pho, các loại đậu cung cấp kẽm, đạm, hạt dẻ giàu đạm, sắt, kẽm, hạt hướng dương bổ sung kẽm, sắt, đạm, magie…; các loại trái cây ít ngọt như táo, chuối, cam…; phô mai; bánh mì lúa mạch; rong biển; trứng luộc… Nếu quá thèm ngọt, các mẹ bầu có thể tìm những món ăn có vị ngọt thay thế như thay kem bằng yaourt, kẹo không đường hay kẹo cao su không đường thay kẹo có đường, chọn sữa ít béo thay vì dùng sữa nguyên kem, bánh bích quy làm bằng ngũ cốc nguyên chất ít đường thay cho bánh bích quy…

- Đừng nuông chìu bản thân. Việc nuông chìu bản thân quá đà, thèm gì ăn nấy sẽ tạo thói quen ăn uống gây hại sức khỏe cho cả bạn và bé sau này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi đã có vị giác từ rất sớm, và bé sinh ra sẽ hình thành thói quen ăn uống chịu nhiều ảnh hưởng từ mẹ khi còn là bào thai. Vì vậy, hạn chế ăn ngọt không chỉ tốt cho bạn, cho thai nhi mà còn là cho tương lai của bé.
 

NHỮNG THỰC PHẨM BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN

Thịt động vật hay hải sản sống, còn tái; trứng luộc hay ốpla còn lòng đào... là những thực phẩm bà bầu không nên ăn.

Quá trình mang thai là thời gian thật hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người mẹ. Mẹ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà bố vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu. Nhưng đôi khi chị em phải biết tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đó không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ.

Thai phụ nên ăn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng, tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Ảnh minh họa: lamdepcothe.

Về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Thị Hiền Thu khuyến cáo, thai phụ không nên ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ; chú ý giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.

Khi có thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh. Vì vậy phụ nữ có thai không nên ăn:

- Thịt hay hải sản sống, còn tái.

- Trứng luộc hay ốpla còn lòng đào.

- Các sản phẩm giò chả, thịt nguội, thịt hay cá xông khói chưa được hâm lại.

- Các loại rau sống, giá hay rau mầm sống.

- Tránh uống rượu, bia, các loại nước uống có caffeine như cà phê, sô đa.

- Không nên hút thuốc và tránh hít khói thuốc lá, các loại khói bụi và hóa chất độc hại.

Ngoài ra thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng; các loại thực phẩm vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.



Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng


(ST)