Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Hướng dẫn làm chả giò hải sản ngon miệng
Hải sản có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, axit béo, omega 3, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của não và tăng trưởng của bào thai, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và sữa nhỏ. Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng tốt. Một số hải sản có chứa một loại độc tố thần kinh là thủy ngân, có thể gây ra dị tật bẩm sinh như mù, điếc và chậm phát triển trí não nếu bào thai tiếp xúc với các kim loại trong tử cung.
FDA (Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh xa cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá kình (những loại cá lớn), vì hàm lượng thủy ngân trong chúng khá cao.
Và dưới đây là danh sách 17 loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khỏe của con người. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những nỗi lo mập mờ, vô căn cứ về hải sản nói chung.
Lưu ý: Lượng dùng được liệt kê ở dưới là tối đa trong 1 tuần.
Cá hồi Alaska hoang dã
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Cả cá tươi và cá đóng hộp.
Tôm
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên gồm: Tôm đánh bắt trong tự nhiên, tôm nuôi (với các điều kiện an toàn).
Cá mòi
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Cá rô phi
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Sò điệp
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Các loại thủy hải sản có vỏ cần được kiểm định an toàn trong quá trình thu hoạch và ăn. Và sò điệp thì không được khuyến cáo dùng cho nhóm những người dễ bị tổn thương vì những nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm.
Hàu
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Các loại thủy hải sản có vỏ cần được kiểm định an toàn trong quá trình thu hoạch và ăn. Tương tự sò điệp, hàu cũng được khuyến cáo không dùng cho nhóm những người dễ bị tổn thương vì những nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm.
Mực
Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Đề nghị này chỉ áp dụng cho mực tươi đã được kiểm định về an toàn thực phẩm.
Cá tuyết
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá minh thái (Pollack fish)
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá bơn
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá da trơn
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Lưu ý: Nên ưu tiên dùng cá được nuôi ở nội địa hơn là cá nhập khẩu. Nếu là cá trong tự nhiên, cần kiểm tra về độ an toàn của thực phẩm trước khi cho lên chảo.
Cá hương
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá thu Đại Tây Dương
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá đù Đại Tây Dương
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cá đối
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Tôm hùm đất luộc
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Cua rang
Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Lưu ý: Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cơ địa của bản thân để quyết định sử dụng hay không.