Bổ sung sắt và can xi cho bà bầu
Chữa khó tiêu cho bà bầu cực đơn giản mà an toàn
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Ngao là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Ngao là thực phẩm an toàn và rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
NGAO - SIÊU THỰC PHẨM CHO BÀ BẦU
Trong thịt ngao có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn là thực phẩm vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai. Người ta cũng phân tích thành phần chủ yếu của thịt ngao là protein 10,8%; lipid 1,6%; carbuahydrat 4,65%; calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP...
Tốt cho mẹ và em bé
Ngao chứa rất nhiều photpho, chất cần cho sự hình thành xương và răng của bào thai. Đồng thời, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của em bé. Vitamin A trong ngao cũng hỗ trợ phát triển thị giác ở bào thai.
Ngoài ra, photpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin. Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt, nó giúp xây dựng các mô bào thai. Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Lượng kali trong ngao giúp người mẹ duy trì huyết áp và ổn định chức năng của tim.
Ngao tốt cho cả mẹ và em bé. (Hình minh họa)
Da đẹp, giữ dáng và giảm stress
Theo các nghiên cứu, ăn ngao mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Do protein trong ngao là loại rất ít kalo, giúp ngăn ngữa béo phì ở phụ nữ mang thai. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong ngao giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh.
Khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng stress do sự thay đổi hoocmon. Rất nhiều ông chồng than phiền rằng phụ nữ mang thai thật “khó tính”, hay cáu gắt và thậm có thể khóc bất cứ lúc nào. Nhiều bà bầu cũng thừa nhận rằng khi mang thai họ không kiểm soát được tâm trạng, cứ buồn vui, lo âu thất thường. Vì thế hãy ăn ngao để cải thiện tình trạng này, vì nó giúp bạn cảm thấy sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn và bức bối. Thật tuyệt vời phải không? Hãy ăn ngao để luôn là một bà bầu vui vẻ! Vì tâm trạng thoải mái của mẹ cũng rất tốt cho em bé đấy!
Nguồn canxi thiết yếu cho bà bầu
Nhu cầu canxi ở thai phụ là rất cao, nó tăng dần lên theo từng thai kì: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Nếu thiếu canxi, bà bầu có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút; nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại. Đặc biệt, nó có thể gây ra các triệu chứng của tăng huyết áp thai kì, rất nguy hiểm cho mẹ và em bé.
Canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai nhi. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi. Nếu thiếu canxi, em bé có thể bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...
Có thể thấy, nhu cầu về canxi vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Vì thế, hãy bổ sung đủ canxi để có một thai kì khỏe mạnh. Trong ngao chứa hàm lượng canxi rất cao, hãy thêm ngao cùng các thực phẩm khác vào thực đơn để phòng tránh thiếu canxi, bà bầu nhé!
Phòng tránh thiếu sắt
Ngao là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
Khi có bầu, nhu cầu sắt mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Đó là lý do bà mẹ mang thai cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Vậy còn chờ gì nữa, mẹ bầu hãy thêm ngao vào thực đơn ngay để bổ sung thêm sắt cho cơ thể nhé!
Ngao giúp trị ho đờm an toàn cho thai phụ
Ngao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu. Theo Đông Y, thịt ngao có tính hàn, vị ngọt mặn, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, loét dạ dày hoành tá tràng, băng huyết, bỏng, trĩ. Ngoài ra còn trị được phù nước, hoàng đản, phụ nữ bị băng đới, bướu cổ, lao phổi, âm hư, hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản...
Đặc biệt, với phụ nữ mang thai bị ho đờm, ngao là bài thuốc rất hữu hiệu. Hãy sử dụng ngao để chữa trị thay vì các loại thuốc tây không an toàn cho thai phụ. Cách làm đơn giản như sau: Thịt ngao 200g, gừng tươi 20g, vỏ quýt 20g, dầu ăn 50ml. Cho dầu ăn vào chảo đun đến sôi già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho gừng tươi và vỏ quýt thái chỉ vào đảo cùng, sau 5 phút bắc ra ăn nóng.
Ngao có tác dụng trị ho đờm rất tốt. (Hình minh họa)
Những món ngon từ ngao
Bạn có thể dễ dàng chế biến rất nhiều món ngon từ ngao để thưởng thức. Thịt ngao ngọt dễ ăn, hơn nữa, có thể dùng ngao làm món ăn vặt hoặc dùng với cơm tùy thích, thật tiện lợi phải không nào? Dưới đây là một số món ngon với ngao bà bầu có thể tham khảo:
Canh ngao thì là
Nguyên liệu:
Ngao thịt: 200g; đậu hũ non: 1 cây; cà chua: 4 trái; tỏi băm: 1/2 muỗng cà phê; thì là: một ít; hành lá: một ít; gia vị: muối, tiêu, nước mắm.
Chế biến:
- Ngao ngâm rửa sạch, tách lấy thịt. Cà chua cắt múi. Đậu hũ cắt cỡ đốt tay.
- Phi vàng tỏi cho cà chua vào xào, thấy cà chua săn mặt, cho nước vào nấu sôi.
- Cà chín, hạ lửa cho đậu hũ và ngao vào, nêm nếm canh ngao bằng muối và nước mắm vừa ăn.
- Múc ra tô cho hành lá, thì là cắt khúc vào. Rắc thêm chút tiêu lên mặt. Canh ngao thì là ăn với cơm trắng.
Ngao xào bông hẹ
Nguyên liệu:
Bông hẹ: 1 mớ, ngao: 1 kg, bột nêm, gừng (một chút xíu).
Chế biến:
- Ngao rửa sạch, cho vào nồi luộc với vài lát gừng.
- Nước sôi, ngao chín mở miệng là được.
- Vớt ngao ra, tách bỏ vỏ lấy thịt.
- Bông hẹ nhặt bỏ rễ rửa sạch, cắt khúc.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa dầu ăn. Cho hẹ vào xào nhanh tay, thêm chút bột nêm.
- Xào vài phút rồi cho thịt ngao vào xào cùng, đảo nhanh tay, nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Khi ngao ngấm gia vị, hẹ chín vừa tới là được, xúc ra đĩa ăn nóng với cơm.
Ngao là thực phẩm không còn xa lạ trong bữa ăn của mỗi gia đình. Có nhiều cách chế biến ngao như ngao nấu canh, ngao hấp, ngao xào... Tuy nhiên, có người lo ngại ngao không an toàn cho bà bầu. Nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai.
- Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, phôtpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin.
- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.
- Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
Ngao rất giàu dưỡng chất tốt cho mẹ bầu. (ảnh minh hoạ)
- Lượng kali trong ngao giúp người mẹ duy trì huyết áp và ổn định chức năng của tim.
- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.
- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Những lưu ý khi ăn ngao
Tuyệt đối không ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ ngao mà bất kỳ đồ ăn nào chưa được nấu chín cũng phải hoàn toàn tránh xa trong thời kỳ mang thai.
Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.
Khi mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng, vitamin từ thực phẩm là hết sức cần thiết đối với các bà bầu. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm, mẹ bầu cần phải thận trọng, chế biến và ăn đúng cách để không gây hại cho mình và bé yêu trong bụng.
1. Dứa
Dứa được đánh giá là một loại thực phẩm hữu ích cho sức khỏe, trong dứa có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê,... bảo vệ các mô khỏi quá trình ôxy hóa dẫn tới stress. Tuy nhiên, trong dứa lại có chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, khung xương chậu, gây ra những cơn co thắt làm sảy thai. Ngoài ra, dứa cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc dị ứng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chị em phải hoàn toàn "đoạn tuyệt" với dứa trong suốt thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mẹ bầu chỉ cần kiêng ăn hoặc uống sinh tố dứa trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Sau khi đã qua giai đoạn nhạy cảm này, trong những giai đoạn bầu bí tiếp theo mẹ bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải.
Khi ăn dứa các mẹ nên gọt vỏ, cắt dứa thành từng miếng rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 30, sau đó hãy lấy ra ăn. Làm như vậy dứa sẽ thơm, ngon hơn và tránh được hiện tượng rát lưỡi. Ngoài ra, với những mẹ bầu hay dị ứng, tốt nhất là nên ăn dứa đã qua chế biến như xào, nấu,...để đảm bảo an toàn.
Dứa có thể kích thích dễ sinh cho mẹ bầu (Hình minh họa)
2. Ngao
Ngao là loại thực phẩm chứa rất nhiều phôtpho, chất cần thiết cho sự hình thành xương và răng của thai nhi. Đồng thời, ngao còn giàu axit béo omega 3 rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của em bé. Vitamin A có trong ngao giúp hỗ trợ và phát triển thị giác ở bào thai.
Ngoài ra, ngao còn là nguồn cung cấp canxi và sắt dồi dào giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu và tránh cho bé bị còi xương. Ăn ngao đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu giữ dáng, đẹp da và giảm stress mà còn có thể trị ho đờm an toàn cho thai phụ.
Tuy nhiên, do ngao thường sinh sống trong môi trường ven biển, dễ bị ô nhiễm nên có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus gây dị ứng cho bà bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn ngao khi chưa làm sạch và nấu chín kỹ nhé.
3. Nhãn
Nhãn là một loại quả tươi rất được ưa chuộng, có mùi thơm và vị ngọt, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn nhãn hoặc các món ăn từ nhãn như long nhãn, chè nhãn…nhiều.
Do nhãn có tính ấm nên phụ nữ có thai dưới 3 tháng lại càng phải kiêng. Bởi khi mang bầu, phần lớn chị em bị triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, lúc này ăn nhãn chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động thai, ra huyết, đau tức bụng, thậm chí gây tổn thương cho thai nhi, dẫn tới sảy thai.
4. Nấm
Nấm là một loại thực phẩm rất đa dạng về thể loại nên có nhiều hình dạng và mùi vị khác nhau, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.
Trong nấm có chứa một lượng lớn vitamin B và kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chất riboflavin có trong nấm hỗ trợ sản xuất năng lượng và hoạt động của các tế bào hồng cầu cho cơ thể mẹ và bé. Ngoài ra, selen và chất chống oxy hóa như ergothioneine hiện diện trong nấm thúc đẩy hệ thống miễn dich của mẹ và giúp tránh các bệnh trong thời gian mang thai. Không chỉ có vậy, chất niacin còn giúp hỗ trợ và giảm những khó chịu về tiêu hóa cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn một số loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm kim châm, nấm mồng gà,... và tuyệt đối tránh những loại nấm "lạ", không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nấm mọc hoang hoặc mua ở những nơi không đáng tin cậy. Bởi vì một số giống nấm đã được chứng minh là độc hại và có thể gây ra những phản ứng khác nhau như rối loạn tiêu hóa, rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc cho người mẹ, thậm chí là tử vong.
Nấm tuy rất ngon nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý nhé (Hình minh họa)
5. Trứng gà
Ăn trứng gà giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não. Hơn nữa, trong trứng gà lại chứa nhiều dưỡng chất hơn rất nhiều các loại thực phẩm khác nên nó đương nhiên tốt cho các thai phụ và em bé trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý không nên ăn trứng gà sống cũng không nên hòa tan trứng sống trong nước nóng, cháo nóng, nước đậu tương nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn... vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn, nên dù là bên ngoài hay bên trong trứng gà đều có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây hiện tượng nhiễm độc thức ăn.
6. Khoai tây
Trong củ khoai tây mọc mầm có chứa độc tố, ăn khoai tây chiên dễ gây ung thư, không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi. Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44 - 250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi cũng có thể xảy ra.
Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.
Chính vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn khoai tây, đặc biệt là không ăn khoai tây chiên và khoai tây đã mọc mầm.
7. Dưa chuột
Dưa chuột là một loại quả rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Nước tự nhiên trong dưa chuột giúp mẹ bầu phòng tránh nguy cơ mất nước trong quá trình mang thai. Ngoài ra, dưa chuột rất dồi dào kali - chất quan trọng trong quá trình điện phân giúp mẹ bầu duy trì huyết áp ổn định trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, vitamin K có trong dưa chuột còn giúp xương bà bầu chắc khỏe. Đặc biệt, vỏ dưa chuột là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp mẹ bầu đẩy lui chứng táo bón và bệnh trĩ khó chịu.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại không nên ăn dưa chuột có để cả vỏ bởi hiện tại ngoài thị trường, dưa chuột là loại quả rất dễ bị phun thuốc.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn nhiều dưa chuột có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, tiểu rắt... Một số trường hợp có thể bị dị ứng dưa chuột, xuất hiện một số triệu chứng như ngứa, sưng miệng...
Tốt nhất mẹ bầu nên tránh ăn dưa chuột cả vỏ (Hình minh họa)
8. Cá
Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cũng như đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Tuy nhiên, bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá kình, cá đao, cá mú.
9. Đậu phụ
Nhiều thai phụ lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của em bé nhưng thực ra đậu phụ có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu, miễn là các mẹ ăn với một lượng phù hợp, vừa phải.
Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng. Chất sắt có trong đậu phụ cũng giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân. Ngoài ra, đậu phụ còn giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc uống quá nhiều sữa đậu nành bởi chất ức chế trypsin có trong đậu phụ và đậu nành gây ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy, gây co thắt, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Mẹ bầu cũng nên lưu ý mua đậu đậu phụ, đậu nành ở những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh mua phải đậu phụ chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi nhé.
Mẹ bầu chỉ nên ăn đậu phụ khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.
Mẹ bầu chỉ nên ăn 3 - 4 bữa đậu phụ 1 tuần (Hình minh họa)
10. Quả kiwi
Quả kiwi chứa khá nhiều chất xơ nên bà bầu sử dụng loại quả này không chỉ chống táo bón mà còn có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi ruột kết, giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và ruột. Vitamin C trong kiwi giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai. Magiê giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn một quả kiwi là đã đủ lượng vitamin C cần thiết. Ngoài ra, kiwi cũng là loại trái cây chứa nguồn vitamin E dồi dào, có tác dụng tốt cho tim mạch.
Tuy nhiên, kiwi có thể gây ra dị ứng ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn và các dấu hiệu dị ứng khác vì vậy mẹ bầu nên thăm dò cẩn thận trước khi ăn.
11. Pho mát
Mặc dù pho mát có chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng mẹ bầu nên chú ý tránh tất cả những loại pho mát mềm vì chúng có chứa những vi khuẩn có hại như Listeria. Tuy nhiên, nếu mẹ nào là một “fan cuồng” của pho mát và không thể không ăn thì có thể ăn pho mát cứng thay thế. Hãy làm nóng pho mát lên trước khi ăn để giết chết vi khuẩn nhé.
12. Cà phê, nước uống có chứa cafein
Cà phê và những thức uống có cafein là những đồ uống “ruột” của nhiều người. Tuy nhiên khi bạn đang mang thai những thức uống có chứa hàm lượng cafein cao có nguy cơ gây ra sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai.
Tuy nhiên, một tin vui cho các bà bầu, những nguyên tắc hướng dẫn về dinh dưỡng mới đã khẳng định rằng, phụ nữ mang bầu có thể uống 1 tới 3 ly cà phê hòa tan, 4 tách trà hoặc 4 lon nước côca mỗi ngày. Tất nhiên, mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.
Tốt nhất các bà bầu nên uống loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp. Tương tự, với trà, các bà bầu uống trà thật loãng 1 giờ sau bữa ăn, không uống khi bụng đói, có thể chọn loại trà tự nhiên, ít gia công.