Thực phẩm tốt cho người bị bệnh khớp
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Theo một nghiên cứu mới đây thì phụ nữ mang thai mắc bệnh đường ruột tăng 30% nguy cơ sảy thai.
Bệnh đường ruột có thể làm tăng nguy cơ sảy thai
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy 6500 thai phụ (6%) bị sảy thai (con số này vẫn nằm trong ngưỡng bình thường). Nhưng khi họ tìm hiểu thêm về những phụ nữ cũng bị IBS thì tỷ lệ sảy thai tăng tới 7,5% (một con số được xem là đáng kể). Nguy cơ tăng cao hơn (tới 30%) nếu phụ nữ mắc IBS cũng bị trầm cảm và lo âu.
Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học ở Đại họ Cork tại Ireland và Đại học Manchester tiến hành. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối liên quan giữa IBS và nguy cơ sảy thai.
IBS là một bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. Bệnh thường gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón. Hiện chưa có phương thức chữa trị khỏi bệnh song có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc.
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng phụ nữ mang thai mắc IBS nên được chăm sóc trước sinh tốt hơn.
Phòng chữa bệnh đường ruột
Nói đến đường ruột là nói đến ruột non và ruột già, tiểu tràng và đại tràng. Tiểu tràng liên quan đến tâm (tâm tiểu tràng tương quan biểu lý). Đại tràng liên quan đến phế (phế đại tràng tương quan biểu lý).
Nói đến quan hệ biểu lý là nói mối quan hệ giữa một tạng và một phủ, quan hệ giữa âm và dương. Muốn phòng hay chữa bệnh cho tiểu tràng có hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh tại đó.
Về mặt triệu chứng, bệnh thường gặp là đầy bụng, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy. Nếu táo kéo dài, phân có thể có máu, mũi. Như vậy triệu chứng lại là bệnh ở tỳ vị. Nói đến tùy vị là nói chức năng tiêu hóa, nghĩa là có tiêu và có hóa. Tiêu là nói vai trò nhào trộn (ruột co bóp) đều liên tục từ trên xuống dưới theo quy luật, co, giãn.
Co, giãn để chuyển hóa thức ăn hay bã từ trên xuống và cuối cùnglà đẩy bã ra ngoài hậu môn. Hóa là nói vai trò của các men, biến từ thức ăn vào cơ thể. Như thịt, cá thành các axit amin, mỡ thành lipid, bột thành đường. Các chất khoáng và vitamin được hấp thu qua màng ruột vào máu còn chất bã tống ra ngoài.
Về mặt triệu chứng, bệnh thường gặp là đầy bụng, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy (Ảnh minh họa)
Vậy nói đến đường ruột là nói hai khả năng rối loạn về co bóp làm ruột co nhanh quá hay chậm quá, hoặc yếu quá hoặc do không đủ men, nên thức ăn không tiêu hết thành dở dang. Kết quả tống ra ngoài không chỉ là bã mà là phân sống (trong phân có cả rau, thịt, cá...). Trong phạm vi bài này xin giới hạn nói về bệnh đại tràng.
Nguyên nhân mắc bệnh đại tràng có 3 khả năng như sau:
Một là bố hay mẹ yếu, sinh con yếu. Con yếu là nói các tạng phủ đều yếu, gây ăn kém, ăn chậm, dễ đầy chướng khó tiêu, là bệnh tại tỳ vị.
Hai là do có bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản. Các sản phẩm tiết ra không sạch được nuốt vào sẽ gây bệnh trong đường ruột.
Thứ ba là đại tràng bị nhiễm nấm (candidase), nhiễm trùng do ăn phải thực phẩm không sạch hoặc do ăn quá thừa kéo dài, quá thiếu kéo dài.
Bệnh có thể phân thành 2 loại tùy triệu chứng: Bệnh thuộc hàn là bệnh nhân hay đầy bụng, sôi bụng, lạnh chân, lạnh tay, ăn lạnh, chất tanh lạnh dễ bị bệnh, phân nát hay toàn nước. Đại tiện nhiều lần trong ngày, mệt, miệng khô khát.
Nếu ăn sau, uống thức gì đó nửa giờ hay 1 giờ mà sôi bụng, buồn nôn, nôn thức ăn kèm đau bụng tiêu chảy đó là ngộ độc thức ăn, cần để tống ra hết. Không dùng nôn hay cầm tiêu chảy. Sau đó, nếu thiếu nước sẽ bù nước và muối sau.
Bệnh thuộc nhiệt, người bệnh có triệu chứng đau quặn, mót rặn, phân thường táo khó đi. Đôi khi rặn nhiều phân có thể có máu, da tay chân ấm. Nếu kèm ho, khạc đờm vàng, đợt cấp có thể sốt hoặc sốt không thành cơn, sốt nóng hoặc rét, mệt mỏi chán ăn, chữa lâu khỏi.
Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh đại tràng:
Nếu tiêu chảy
- Dùng búp chè tươi đun uống.
- Dùng gừng nướng cháy vỏ, cạo bỏ chỗ cháy rồi đun uống.
- Dùng vỏ quả măng cụt đun uống.
Tùy địa phương còn rất nhiều loại thuốc khác nữa.
Nếu táo bón
- Hàng ngày ăn lá diếp cá (ngư tinh thảo).
- Lá hoàn ngoạc (tu lình, con khỉ).
- Lá lược vàng...
Bài thuốc chữa bệnh đại tràng thể hàn: Bạch truật 20g, nhục đậu 10g, cam thảo 6g, bạch linh 12g, thương truật10g, can khương 10g, thần khúc 12g, hậu phác 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa bệnh đại tràng thể nhiệt: Hoàng liên 12g, tô mộc 20g, cát căn 20g, hoàng bá 12g, cát cánh 10g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.
Phòng bệnh đường ruột nói chung và bệnh đại tràng nói riêng xin lưu ý:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng thực phẩm ôi thiu, rau úa giập nát hay quá già.
- Phối hợp trong chế biến thực phẩm cần đúng cách (chẳng hạn như rán trứng phi hành mỡ, không dùng tỏi, ăn cua, ốc cần có tía tô; không hòa bột sắn dây với mật ong...).
- Bữa ăn cần có chất xơ để giúp đại tràng co bóp tốt. Chất xơ (cellulose) có trong ngô, khoai, sắn, các loại rau xanh.
- Luôn giữ ấm vùng bụng và thắt lưng.
- Khi bị bệnh đường hô hấp cần chữa sớm, chữa dứt điểm. Tránh bụi và mùi khét, không khí lạnh.
- Súc miệng nước ấm sau khi ăn, uống nước ngọt.
Tóm lại, khi bị bệnh phải kiêng nhiều, đi công tác xa rất ngại. Do đó, nên cố gắng phòng tránh để giảm bị bệnh là sung sướng hơn.
10 thực phẩm người bị đường ruột nên tránh
Sữa có thể là nguyên nhân gây đầy hơi, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác cho những người bị bệnh đường ruột.
Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng. Giống như viêm loét đại trường, viêm ruột thông thường, bệnh viêm ruột có thể bị đau đớn và suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.