Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất vô cùng đơn giản
Với chị em phụ nữ, khi bị quai bị không kiêng khem, điều trị không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến các cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng.
1. Điều trị quai bị ở thai phụ
Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, thai phụ nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như sốt, sưng quai hàm… Bệnh nhân nên súc miệng nước muối và có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol,....
Thai phụ nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như soup, sữa, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Một điều hết sức lưu ý là khi mắc, thai phụ không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, mà cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, thai phụ cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không.
2. Phòng bệnh quai bị khi mang thai
Tránh tiếp xúc với bệnh nhân quai bị, tránh tiếp xúc với bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh.
Với chị em phụ nữ, khi bị quai bị không kiêng khem, điều trị không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến các cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng. Mặc dù, tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới hiếm gặp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là không gặp. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng quai bị, phụ nữ cần có chế độ kiêng khem và điều trị hợp lý.
Trước khi lên kế hoạch mang bầu, tốt nhất chị em nên tiêm phòng quai bị. Tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này. Không được tiêm phòng khi đang mang thai.
Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích sản sinh kháng thể kháng quai bị. Phòng bệnh quai bị chủ động với vaccin, thường kết hợp với vaccin phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm phòng từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị bằng tia phóng xạ.
Khi có dịch quai bị, thai phụ cần hết sức hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, thìa, ly, chén, bát, đĩav.v…). Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ. Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Khi lỡ tiếp xúc với bệnh nhân ho, hắt hơi cần phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ ngay bằng xà phòng, thay quần áo. Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.
Ban biên tập Nhật ký bé
Kiểm duyệt bởi Ban cố vấn Nhật ký bé