Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất vô cùng đơn giản
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho thấy, những người phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng cuối của thai kì có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Chuyển dạ đẻ là gì?
Cách làm cật lợn áp chảo tốt cho thận giúp mẹ bầu phòng và chữa phù nề
Quai bị (hay dân gian còn gọi là ông địa) là hội chứng bị viêm tuyến nước bọt ở mang tai do virus Paramyxo gây nên. Đây cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính vì nó có thể lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Song khác với sởi hay thủy đậu, mức độ lây nhiễm cũng như khả năng phát bệnh thấp hơn hẳn nhưng những di chứng của nó khá nặng nề, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Quai bị rất nguy hiểm với cả sản phụ và thai nhi
Khi mắc quai bị, cơ thể người bệnh thường có các biểu hiện như sốt, nhức đầu, mệt mỏi kèm với đau cổ họng và amidan sưng to,…kéo dài liên tục nhiều ngày. Khi các triệu chứng này xảy ra trên cơ thể các bà mẹ lại càng nguy hiểm hơn vì thể trạng người phụ nữ mang thai yếu hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi thông qua nhau thai. Hơn nữa, virus Paramyxo có khả năng hòa tan tế bào, có thể gây viêm buồng trứng, phá hủy trứng. Do đó, khả năng gây sẩy thai, hoặc sinh con dị dạng là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho thấy, những người phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng cuối của thai kì có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Bạn nên làm gì khi mắc quai bị?
- Khi có dấu hiệu bệnh nên đến gặp bác sĩ để có thể làm giảm kịp thời các triệu chứng khó chịu của bệnh: sốt, viêm sưng họng….
- Ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn dễ chịu hơn nếu mắc phải quai bị.
- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Đặc biệt không nên tự dùng các phương pháp điều trị khác, đến bác sĩ kiểm tra đều đặn để theo dõi tình trạng bệnh và ngăn ngừa gây di chứng trên thai nhi, ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Cách phòng tránh
Vì hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị nên tốt nhất là bạn hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai. Lưu ý là nên tiêm phòng trước hoặc sau khi mang thai ít nhất 1 tháng vì trong vắcxin quai bị có chứa virus sống gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đồng thời, khi mang thai tránh tiếp xúc với người mắc quai bị.
Ban biên tập Nâng Niu Mầm Sống