Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo
cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em nhanh khỏi, hiệu quả, không lo sẹo
Thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu
Cách chữa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất
Video Clip: Bà bầu bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ và cách chữa
Bệnh thủy đậu tuy ít xảy ra ở người lớn, nhưng khi xảy ra thì biến chứng lại nặng nề hơn so với trẻ em. Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do VZV từ 10-20%. Trong số những người viêm phổi do VZV, nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này.
Nguy cơ cho mẹ
Bệnh thủy đậu (thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp gây nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần. Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước 2-5mm. Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em (khoảng 90% trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi), tỷ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp tại Mỹ.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000-7/10.000, bởi hầu hết thai phụ từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.
Dù là bệnh lành tính nhưng khi thai phụ bị nhiễm thủy đậu có thể bị những biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Phụ nữ từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.
Nguy cơ cho con
Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy ��ậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:
- Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.
- Trong ba tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.
- Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.
Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng năm ngày trước sinh và hai ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỷ lệ bé sơ sinh tử vong lúc này lên đến 25-30% số trường hợp bị nhiễm. Để tránh nguy cơ lây bệnh cho con, ngay sau sinh bé cần được dùng varicella zoster immune globulin và cách ly với mẹ.
Thai phụ cần được chăm sóc chu đáo, nghỉ ngơi, uống nước nhiều, ăn thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa khi bị nhiễm thủy đậu (Ảnh minh họa)
Cách xử trí
Khi mắc bệnh thủy đậu, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ chưa có kháng thể bảo vệ (chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa trước khi mang thai) nên dùng varicella zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm với bệnh.
Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Để dự phòng biến chứng trên con nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.
Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi, nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.
Phòng bệnh
Nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất ba tháng trước khi mang thai. Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.
Nguy cơ thủy đậu ở thai phụ
Có nguy hiểm không nếu bạn bị thủy đậu khi mang thai?
Nếu bạn đã bị thủy đậu trước đó, bạn ít có nguy cơ nhiễm lại và cũng ít lo lắng hơn.
Nhưng nếu bạn không có khả năng miễn dịch và có thể bị nhiễm căn bệnh này trong khi mang thai, bạn sẽ có thể bị ốm, những thay đổi của cơ thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, nếu chưa chắc chắn là bạn đã tiêm phòng hoặc có khả năng miễn dịch, bạn nên làm xét nghiệm máu đơn giản để biết được câu trả lời.
Điều gì xảy ra với thai nhi nếu bà bầu bị thủy đậu?
Nếu bạn bị thủy đậu trong quý I và II của thai kỳ, có một chút nguy cơ đối với bé là bé có thể bị thủy đậu bẩm sinh (CVS). Nguy cơ này tăng cao nếu bạn mắc thủy đậu vào tuần thứ 13-20 của thai kỳ.
CVS là khuyết điểm sinh, bé sinh ra có chân tay dị thường, đầu nhỏ, một số vấn đề sức khỏe khác nữa. Những đứa trẻ bị CVS thường khuyết tật khi lớn lên hoặc thiểu năng trí tuệ.
Bị thủy đậu trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu bạn bị thủy đậu trong những tuần thai cao điểm này thì nên đi siêu âm để xem thai nhi có khuyết tật hoặc gặp các vấn đề khác không.
Cần tiêm vắc xin trước khi thụ thai 1 tháng nếu bạn chưa tiêm
Bé có nguy hiểm khi bị thủy đậu gần ngày sinh?
Nếu bạn bị thủy đậu gần ngày sinh thì bé của bạn vẫn khỏe mạnh. Đơn giản vì khoảng 5 ngày sau khi bạn bị thủy đậu, cơ thể bạn phát triển kháng dịch với virus và bé thừa hưởng điều đó từ bạn. Vì thế mà bé có thể tự bảo vệ bản thân.
Tuy nhiên, nếu bạn bị thủy đậu khoảng vào 21 ngày trước khi sinh, bé có thể bị thủy đậu nhưng vì kháng dịch bé nhận được từ bạn giúp giảm nguy hiểm đối với bé.
Thời gian nguy hiểm nhất đối với thai nhi là khi bạn bị thủy đậu vào khoảng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau khi sinh. Bởi vì lúc này, thai nhi không nhận được kháng dịch từ bạn.
Triệu chứng sớm phát hiện bạn bị thủy đậu?
Hầu như bạn sẽ có dấu hiệu bị thủy đậu sau 14-16 ngày nhiễm. Đầu tiên, bạn cảm thấy mình như bị cúm kèm theo mẩn ngứa. Mẩn ngứa lúc đầu là một mụn rộp đỏ, nhỏ. Dần dần chúng to lên và lan ra khắp cơ thể.
Đầu tiên là ở mặt, ngực, sau đó là bụng. Những mụn khác cũng ‘tưng bừng’ mọc ở các phần khác của cơ thể.
Không nên tiếp xúc với người bệnh để đảm bảo an toàn cho bạn và bé
Làm gì khi nghi ngờ mình bị thủy đậu?
Nếu bạn nghi ngờ bị thủy đậu, bạn hãy gọi ngay cho bác sỹ.
Có được tiêm vắc xin chống thủy đậu khi mang thai?
Không. Các nhà khoa học khuyên bạn nên tiêm vắc xin trước khoảng 1 tháng khi bạn cố gắng thụ thai.
Làm gì để giảm nguy cơ mắc khi tôi không có khả năng miễn dịch?
Không nên tiếp xúc với những người có thể hoặc đang bị thủy đậu. Bạn cũng không nên tiếp xúc với những người bị căn bệnh zona.
Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?
Tôi có thai 18 tuân . Hiện tại tôi bị thuỷ đậu, vậy tôi muốn hỏi như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ?
(Đào Thị Phương Nga)