Triệu chứng của bệnh thiếu canxi trong máu
Top 8 thực phẩm bổ sung canxi hàng đầu cho trẻ
Bà bầu bổ sung canxi thế nào là hiệu quả?
Ở phụ nữ có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 2-3 tháng đầu, nhu cầu là 800 mg, nhưng 3 tháng giữa là 1.000 mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung canxi qua đường uống. Tuy nhiên, liều lượng thế nào phải do bác sĩ quyết định.
Vai trò của canxi đối với cơ thể
Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm... Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương.
Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người còn phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D. Thiếu vitamin D thì dù cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được. Khi canxi không được cung cấp đủ, nồng độ chất này trong máu giảm sút thì tuyến cận giáp (hai tuyến nhỏ nằm cạnh và phía sau tuyến giáp) sẽ tăng cường hoạt động, tiết ra nhiều hormon hơn làm cho canxi trong xương phân giải, đi vào máu gây nên tình trạng loãng xương.
Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.
Bổ sung canxi thế nào cho đúng?
Canxi đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể, việc cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Canxi đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể, việc cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng sử dụng nhiều canxi dễ bị sỏi thận. Vậy nhu cầu canxi ở mỗi người bao nhiêu là đủ, thực phẩm nào chứa nhiều canxi và nếu lạm dụng sẽ dẫn đến biến chứng gì?
Canxi là một trong số những khoáng chất đóng vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Đây là thành phần chính cấu thành nên xương và hàm răng của con người (99% canxi tập trung ở xương và răng). Ngoài ra nó còn có nhiều chức năng khác như làm đông máu, ngăn ngừa băng huyết khi mạch máu bị tổn thương; điều hòa sự co bóp của bắp thịt (đặc biệt là tế bào tim); giúp hấp thụ vitamin B12 trong ruột; hỗ trợ sự phân phát, thu nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh; sản xuất một số kích thích tố như insulin.
Canxi trong máu còn giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường. Chính vì vậy nên việc cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai
Tiêu chuẩn canxi cần hấp thu mỗi ngày đối với người trưởng thành trung bình là 800 mg nhưng qua điều tra thì mức hấp thu đó hầu như không đủ (ví dụ ở Mỹ, phụ nữ da trắng 640 mg, phụ nữ da đen 452 mg; ở Trung Quốc: phụ nữ nông thôn 378 mg, phụ nữ thành thị 452 mg, còn phụ nữ ở thành phố lớn 600mg). Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800 mg nhưng 3 tháng giữa là 1.000 mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như bàn tay người đỡ đẻ. Đối với thai, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp...
Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai
Trước hết canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Một số thức ăn sau đây chứa nhiều canxi hơn cả: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)...
Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thu hơn. Lại cũng tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Ở phụ nữ trưởng thành, hấp thu và chuyển hóa canxi còn phụ thuộc hormon estrogen của buồng trứng vì thế ở người mạn kinh, do buồng trứng không hoạt động, estrogen thiếu hụt làm tăng tình trạng loãng xương. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Thuốc chứa canxi có loại chỉ chứa muối canxi đơn thuần như viên biocalcium chứa Ca lactate; calcium sandoz 500mg, mỗi viên có Ca carbonate. Có loại phối hợp với các vitamin D, C, A như viên calcivita chứa Ca carbonate, Ca phosphate, vitamin A (2.500 đơn vị) và vitamin D (400 đơn vị).
Viên Ca C 1.000 sandoz ngoài Ca gluconolactate còn có 1.000mg vitamin C; loại sirô calcinol, ngoài các muối Ca lactobionate, Ca gluconate còn có vitamin A (2.500 đơn vị), vitamin D3 (200 đơn vị), vitamin C (40mg), vitamin B12 (2,5mcg) và muối sắt (tương đương 5mg sắt). Thuốc chứa canxi có thể ở dạng viên, dạng sirô và có thể ở dạng tiêm (chỉ sử dụng trong trường hợp cấp cứu khi bị hạ canxi huyết). Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.
Một số lưu ý khi bổ sung canxi
Trong việc chọn dùng thuốc canxi cho người có thai nên chú ý một số điểm sau: Nếu người có thai không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được. Nhưng người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri (như viên calcium sandoz 500mg, viên Ca C 1.000 sandoz có chứa mỗi viên 275mg natri); người có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó (như viên Ca C 1.000 sandoz có lượng đường tương đương 2,27g mỗi viên). Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi.
Nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch.
Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:
- Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ.
- Nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bởi vì mỗi lần uống, cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
- Tuyệt đối không được dùng quá liều. Mặc dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai (trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi là 800mg mỗi ngày, 3 tháng giữa là 100mg và 3 tháng cuối lên tới 1500mg do xương của thai nhi phát triển nên đòi hỏi nhu cầu canxi tăng) nhưng thai phụ không được lạm dụng bổ sung canxi. Như đã nói, thừa canxi làm tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở cơ thể hấp thu sắt và kẽm có trong các loại thức ăn khác. Bổ sung quá 2.500mg canxi mỗi ngày được coi là quá liều.
- Thai phụ khỏe mạnh có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung canxi với bất kỳ nhãn hiệu nào. Tuy nhiên, với thai phụ bị tiền sản giật, huyết áp cao (cần hạn chế muối natri) thì phải cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri; người mắc tiểu đường thai kỳ thì cần thận trọng với những loại canxi có chứa đường.
- Chọn loại không chứa chì. Có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai. Vì thế, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề này.
- Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà (cả trà thảo dược), dâu tây, nước ép hoa quả... vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Bà bầu uống canxi vào thời điểm nào?
ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Hùng Vương TP.HCM: Có thể uống ngay từ đầu thai kỳ, vì người Việt Nam đa số đã có dự trữ canxi của cơ thể thấp. Canxi dư thừa có thể thải dễ dàng qua đường tiêu hoá, chỉ trên một số người đặc biệt mới ứ đọng canxi gây sỏi thận.
Nếu có tiền căn bị sỏi thận, cần hỏi lại bác sĩ niệu khoa loại sỏi thận bạn đang mắc để có chế độ bổ sung canxi phù hợp. Khi bổ sung canxi, cũng như bổ sung sắt trong thai kỳ, cần lưu ý phải bổ sung thường xuyên và kéo dài trong suốt thai kỳ, nếu có điều kiện ngay cả một tháng sau sinh, và trong thời kỳ sáu tháng cho con bú.
Sắt và canxi cho bà bầu thiếu, thừa đều nguy hiểm
Sắt và canxi là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Vì thế, các nhà sản xuất đua nhau cho ra đời đủ loại sản phẩm: sữa cho bà bầu, vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng, kẹo, bánh cho bà bầu… Thế là, ngoài việc bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ, các bà bầu còn tự ý xài thêm đủ thứ thuốc bổ, sữa, thực phẩm chức năng… với suy nghĩ “càng bổ càng tốt” mà không biết rằng thừa hay thiếu đều có thể dẫn tới kết quả đáng buồn.
Rối loạn vì thừa, thiếu
Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng sắt và canxi từ người mẹ để tạo máu và xương cho sự lớn lên.
Vì vậy, thai phụ thường bị thiếu sắt và canxi. Phụ nữ mang thai có nhu cầu khoảng 1.200 mg canxi/ ngày và 600 mg sắt/ ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các chị em mang bầu thường dùng thêm sắt và canxi dạng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tự bổ sung thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ không kiểm soát được cơ thể đang thừa hay thiếu chất, dẫn đến một số rối loạn:
- Thiếu sắt: Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Còn người mẹ thì có thể bị thiếu máu, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thừa sắt (do bổ sung quá mức cần thiết): Việc thừa sắt có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ.
Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Người mẹ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng…
Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi dùng sắt quá liều. Cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
- Thiếu canxi: Thai nhi có thể bị còi xương, kém phát triển, biến dạng cấu tạo xương. Người mẹ có thể bị đau mỏi xương khớp, chuột rút. Trường hợp nặng có thể gây co giật do hạ canxi máu.
- Thừa canxi: Thai nhi có thể bị tăng canxi trong máu, khi ra đời thóp bị kín quá sớm, xương hàm có thể bị biến dạng, rộng và nhô ra trước, không có lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi thừa canxi, bánh nhau sẽ bị tăng độ canxi hóa, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, làm thai kém phát triển. Người mẹ sẽ bị táo bón, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu khát, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
Thiếu sắt liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở mẹ
Nếu việc cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi dự trữ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng canxi cho thai, dẫn đến các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng (có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành). Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng. Trẻ có các cơn khóc tím tái cho do thắt, thậm chí bị co giật do hạ canxi huyết.
Dù hội chứng thừa canxi do khẩu phần ăn quá nhiều canxi là rất hiếm, nhưng nếu thai phụ bổ sung quá nhiều alkali (kiềm) hàng ngày (hội chứng sữa kiềm – milk alkali syndrome) thì có thể xảy ra tình trạng thừa canxi, bao gồm các dấu hiệu: co cứng cơ, táo bón, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn trí nhớ, hôn mê và có thể tử vong.
Việc bổ sung quá nhiều canxi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số yếu tố vi lượng cần thiết khác, đặc biệt là sắt.
Nếu thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm sữa hàng ngày mà muốn dùng thêm canxi dạng thuốc, các bà bầu cần có chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu, thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở thai phụ, sản phụ, làm gia tăng các tai biến sản khoa, nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh. Bổ sung sắt bằng chế độ ăn sẽ dễ kiểm soát và an toàn hơn bổ sung dạng thuốc.
Tuy nhiên, các bà bầu vẫn thường phải dùng thêm sắt dạng thuốc, nhưng nếu tự bổ sung mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt, gây tổn thương các cơ quan như: xơ gan, đái tháo đường do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.
Thừa sắt, mẹ có thể bị sạm da, xơ gan
Thiếu canxi khi mang thai sẽ khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị mệt mỏi, thoái hóa xương sớm, mọc gai xương, lõm xương và gây mất xương. Người mẹ còn bị tổn thương răng, mẻ răng, vỡ răng, đau lưng và đau hông. Còn thai nhi sau khi chào đời sẽ bị còi xương, xương mềm.
Thừa canxi khiến hoóc môn tạo nồng độ canxi trong máu người mẹ cao. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ uống ít nước, canxi không đào thải được qua nước tiểu, có thể gây sỏi thận, ngoài ra còn gây tổn thương đường ruột, ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Khi mang thai, nếu bà bầu bị thiếu sắt sẽ dẫn đến đẻ non, dị dạng bào thai. Vì thế, trong những tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo các bà bầu phải uống sắt đầy đủ. Nhưng nếu thừa sắt thì lại ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn cả con.
Nếu mẹ uống thừa sắt và đứa trẻ hấp thu chất từ cơ thể mẹ bị dư thừa thì khi chào đời mông thường bị xanh từng mảng. Tuy nhiên, đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn. Còn cơ thể mẹ nếu thừa sắt có thể bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, hoặc gây sạm da.
ST