Bà bầu có nên ăn dưa hấu?

Quan niệm dân gian cho rằng bà bầu không nên ăn dưa hấu nếu không muốn bị... sảy thai. Đứng trên góc độ khoa học hiện đại, dưa hấu là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè. Vậy, nên nhìn nhận thế nào cho đúng?

 

94% dưa hấu là nước, do đó, loại quả này đặc biệt được yêu thích trong ngày hè với chất dinh dưỡng và tính giải nhiệt của nó. Vitamin A, B, C,Dl; protein, chất xơ, đường, kali, axitamin ... đều có trong dưa hấu, có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh nhiệt miệng mùa hè, lợi tiểu, giảm stress... Với nhiều lợi ích như vậy, dưa hấu có ích cho bà bầu hay không?

Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hầu, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, cũng không nên ăn quá nhiều dưa hấu.
 

Lợi ích từ dưa hấu

Trong quá trình mang thai, chị em có thể ăn dưa hấu, cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé.  

Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này.

Trước và sau khi sinh, ăn dưa hấu sẽ giúp mẹ bổ máu, tăng cường sinh lực. Lượng đường trong dưa bổ sung lượng đường cho cơ thể, với những phụ nữ mới sinh, sẽ giúp bà bầu giảm bớt tình trạng bí tiểu, mất nước...
 

Dưa hấu có thực sự nguy hiểm?

Có nhiều quan niệm trong dân gian cho rằng dưa hấu tính hàn cao, ăn nhiều dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu...Đó là điều chưa được chứng thực trên góc độ khoa học, nhưng các nhà khoa học cũng cho rằng, ăn quá nhiều dưa hấu cũng không hẳn là điều tốt với các bà bầu.

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.


Tác dụng của dưa hấu với bà bầu

Bà bầu sẽ tránh được tình trạng mất nước, giảm cảm giác khó chịu của cơn nghén buổi sáng nếu ăn dưa hấu. Ngoài ra, dưa hấu rất tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó còn có nhiều tác dụng khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Một số tác dụng của dưa hấu đối với sức khỏe bà bầu:

- 92% của quả dưa hấu nước và đường tự nhiên. Dưa hấu cũng dồi dào vitamin A, C, B6, kali, magiê – cần thiết cho sự phát triển thị giác, trí não, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.

Dưa hấu giàu lycopene (một chất chống oxy hóa) hơn cà chua. Sử dụng dưa hấu thường xuyên giúp bà bầu giảm được 50% nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, ngoài ra còn phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch; nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể; bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng.

- Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp ngừa chứng ợ nóng; đồng thời giảm thiểu tình trạng phù nề.

- Vì chứa nhiều chất khoáng nên dưa hấu có tác phòng tránh tình trạng chuột rút trong tháng thứ 3 của thai kỳ..
 

Ăn dưa hấu thế nào là tốt.

Dưa hấu có thể gọt vỏ ăn ngay hoặc dùng làm sinh tố đều bổ dưỡng.

Tuy nhiên một số trường hợp sau nên hạn chế sử dụng dưa hấu khi mang thai

- Bị cảm: Khả năng giải độc trong cơ thể chậm đi vì ăn nhiều dưa hấu. Kết quả, chứng cảm sẽ lâu khỏi, đôi khi còn kéo dài hơn bình thường. Nếu bị rát họng, bà bầu có thể dùng vài lát dưa hấu nhỏ để xoa dịu họng. Nhớ là bà bầu bị cảm không nên ăn dưa hấu quá nhiều, khi đó dưa hấu không còn tốt cho sức khỏe bà bầu nữa.

- Chứng tiểu đường thai kỳ: Lượng đường trong máu sẽ tăng cao nếu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn nhiều dưa hấu. Trường hợp nặng, bà bầu có thể bị hôn mê.

- Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều dưa hấu có thể khiến bà bầu bị chướng bụng, tiêu chảy, làm tổn thương ruột và dạ dày. Những bà bầu mắc chứng tiểu về ban đêm cũng nên hạn chế dưa hấu.

- Thận yếu: Vì thành phần cơ bản của dưa hấu là nước nên nếu dùng nhiều, lượng nước trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép. Khi ấy, chức năng bài tiết của thận càng yếu thêm.

- Loét miệng: Dứa hấu có thể làm vết loét trong miệng nghiêm trọng hơn.

Qua những thông tin tren, suckhoebabau.net hy vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin về một trong những loại quả vừa ngon vừa bổ dưỡng trong mùa hè.

Ăn dưa hấu giúp bạn tránh tình trạng mất nước, giảm cảm giác khó chịu của cơn nghén buổi sáng.

Ngoài ra, dưa hấu còn có những tác dụng khác với sức khỏe thai phụ và thai nhi như:

- Dưa hấu giúp ngừa chứng ợ nóng và giảm thiểu phù nề

- Dưa hấu giúp ngừa chứng ợ nóng; đồng thời giảm thiểu tình trạng phù nề.

- Vì chứa nhiều chất khoáng nên dưa hấu có tác phòng tránh tình trạng chuột rút trong quý III.

- Một quả dưa hấu chiếm đến 92% là nước và đường tự nhiên. Dưa hấu cũng dồi dào vitamin A, C, B6, kali, magiê – cần thiết cho sự phát triển thị giác, trí não, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.

- So với cà chua, dưa hấu giàu lycopene (một chất chống oxy hóa) hơn. Sử dụng dưa hấu thường xuyên giúp bạn phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch; nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể; bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, nhóm thai phụ được cung cấp lycopene hàng ngày sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Thử nghiệm kết luận: Thai phụ ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày, cơ thể hấp thụ được 12mg lycopene.


Trường hợp nên hạn chế sử dụng dưa hấu khi mang thai

- Chứng cảm: Vì ăn nhiều dưa hấu sẽ làm mức độ giải độc trong cơ thể chậm đi. Kết quả, chứng cảm sẽ lâu khỏi, thậm chí, dai dẳng hơn bình thường. Nếu bị rát họng, bạn có thể dùng vài lát dưa hấu nhỏ để xoa dịu họng. Nhớ là bạn không nên ăn dưa hấu quá nhiều (hoặc dưa ướp lạnh).

- Chứng tiểu đường thai kỳ: Ăn nhiều dưa hấu có thể gây tăng lượng đường trong máu. Trường hợp nặng, thai phụ có thể bị hôn mê.

- Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều dưa hấu có thể khiến thai phụ bị chướng bụng, tiêu chảy, làm tổn thương ruột và dạ dày. Nhóm thai phụ mắc chứng tiểu rắt (nhất là về ban đêm) cũng nên hạn chế dưa hấu.

- Thận yếu: Vì thành phần cơ bản của dưa hấu là nước nên nếu dùng nhiều, lượng nước trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép. Khi ấy, chức năng bài tiết của thận càng yếu thêm.

- Loét miệng: Dứa hấu có thể làm vết loét trong miệng nghiêm trọng hơn.

Những điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu

Những người thích ăn dưa hấu ngoài việc thưởng thức vị ngon giúp giải khát và làm mát mà còn cần lưu ý đến những điều cấm kỵ không thể bỏ qua.

1. Không nên ăn quá nhiều

Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Nếu không nó sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

2. Dễ chuyển đổi thành chất béo

Mặc dù dưa hấu là một trái cây tốt cho da nhưng do có hàm lượng đường rất cao, dễ chuyển đổi thành chất béo nên với những bạn gái đang có ý định giảm cân cần cân nhắc khi lựa chọn trái cây này.

3. Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị lạnh

Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không thực phẩm tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu… Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, bất luận trong mùa đông giá rét hay trong mùa hè oi bức, giai đoạn đầu của cảm cúm đều là giai đoạn biểu hiện nên mức độ bệnh vẫn chưa quá nghiêm trọng, có thể lợi dụng điều đó để điều trị kịp thời ngay từ lúc bệnh mới phát sinh. Bởi nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó có thể điều trị triệt để thậm chí để lại những di chứng xấu.

4. Dưa hấu đã bổ ra không nên để quá lâu
 
Mùa hè nhiệt độ cao, thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến bệnh tiêu hóa.

5. Những người suy thận không nên ăn

Thận yếu làm giảm chức năng bài tiết nước cũng như” thanh lọc” các chất có hại cho cơ thể, do đó thường xuất hiện những hiện tượng phù chân. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên, do đó không những tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, khuyến cáo những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe.

6. Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng
 

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh này ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.

7. Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu

Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao. Người bình thường cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Những người mắc bệnh tiểu đường lại hoàn toàn ngược lại, khi ăn nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn không những làm cho lượng đường trong máu tăng cao, mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể (đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường nặng) gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.



Những người mắc bệnh tiểu đường yêu cầu hằng ngày phải có chế độ ăn uống hợp lý, khống chế nghiêm ngặt lượng cacbonhydrat vào cơ thể. Do đó, trong 1 ngày nếu đã ăn nhiều dưa hấu thì cần giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat như cơm, các loại mỳ… tương ứng để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.

8. Phụ nữ mang thai
 
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường. Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

9. Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
 
Dưa hấu là loại hoa quả chứa nhiều nước, nếu ăn ngay trước và sau bữa ăn, những thành phần trong phần lớn lượng nước trong dưa hấu sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ). Do đó, những người muốn giảm cân có thể ăn lượng dưa hấu vừa phải ngay trước bữa ăn để hạn chế lượng thức ăn vào cơ thể.
 
10. Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh
 
Trong tiết trời ngày hè oi bức, ăn dưa hấu lạnh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong nhu cầu giải khát, đẩy lùi cơn nóng bức. Tuy nhiên, điều đó lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến dạ dày của bạn, nên đảm bảo nhiệt độ giữ dưa hấu còn tươi ngon là tốt nhất, không cần quá lạnh. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là nên để dưa hấu nguyên quả vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10 độ C. Ở nhiệt độ này vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa. Mỗi lần ăn không nên vượt quá 500 gram, ăn từ từ là tốt nhất.

Ngoài ra đối với những người sâu răng, người có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt cần đặc biệt chú ý, không nên ăn dưa lạnh là tốt nhất, bởi khi gặp lạnh đột ngột, răng sâu sẽ vô cùng đau nhức, hệ tiêu hóa hoạt động lại không hiệu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 

(st)

Minh dang co thai duoc 2thang.an dua hau co tốt ko
hơn 1 tháng trước - Thích
nên ăn vừa phải và nên ăn dưa hấu ở nhiệt độ thường thay vì để lạnh nha bạn.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận