Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả


Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả . Như chúng ta đã biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc.



BÀI THUỐC CHỮA BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ



Nhịp sống căng thẳng, công việc áp lực, bận rộn khiến thời gian nghỉ ngơi của con người ngày càng rút ngắn. Thời gian hoạt động, làm việc tăng dần, khiến nhiều người hình thành thói quen ngủ ít và lâu dần là mất ngủ.

Thực tế cho thấy, giấc ngủ là nhu cầu không thể thiếu với mỗi người, nó tạo diều kiện cho sự nghỉ ngơi tạm thời của não bộ và tất cả các cơ quan trong cơ thể. Bất kể vì nguyên nhân gì, nếu ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống và công việc của chúng ta.

Những phiền phức đầu tiên của chứng mất ngủ, là sự căng thẳng thần kinh, cảm giác ức chế, khó chịu, hay cáu gắt, giảm tập trung trong công việc... Ban đầu, những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, nếu không được chữa trị và khắc phục kịp thời, sẽ gây ra những tổn thương về hệ thần kinh như trầm cảm, tâm thần, gây một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì...


Những nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ do sinh hoạt:

- Những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống, công việc hàng ngày không được giải tỏa kịp thời sẽ gây cảm giác khó chịu, ức chế cho não bộ, lâu dần dẫn đến khó ngủ và mất ngủ.


- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, ăn quá no vào ban đêm gây cảm giác đầy bụng, khó chịu khi ngủ.


- Công việc ca kíp, thường xuyên thức đêm cũng là thói quen không tốt cho một giấc ngủ ổn định và sâu giấc.


- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày, ngủ ít vào đêm.

Mất ngủ do bệnh lý:

- Một số bệnh như viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, zona thần kinh, xương khớp... gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh không ngủ được.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ.

- Ảnh hưởng của các bệnh về hệ thần kinh như trầm cảm, đau đầu kinh niên...


Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, bất kể vì nguyên nhân gì, nếu thường xuyên thiếu ngủ đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác và an toàn.

Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc. Làm việc trong thời gian quá dài, hay vui chơi quá mệt mỏi đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Có một số bệnh và nguyên nhân tinh thần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, phải chú trọng giấc ngủ, bằng không chúng ta phải trả một giá đắt cho sức khỏe.

Đối với những người bị mất ngủ. Sự lựa chọn sáng suốt nhất là nên ăn những thức ăn giàu Vitamin B, Magie, Vitamin D, Tryptophan sẽ giúp cho giấc ngủ trọn vẹn và không phải thức giấc giữa đêm. Nhưng tốt nhất là dùng những thức ăn kết hợp được cả 4 chất trên sẽ giúp bạn trị mất ng

-

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như:

1.Stress

Bệnh mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Bởi vì não bộ sử dụng cùng chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ và trí óc nên thường rất khó để biết được cái nào sẽ bắt đầu đầu tiên. Các vấn đề khiến bạn khó chịu nhưng về tiền nong, tâm lý vợ chồng không tốt sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng lâu dài.

Để hạn chế stress bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, uống nhiều nước, học cách hít thở sâu, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý...

Hãy học cách hạn chế stress nếu bạn không muốn làm "đôi bạn thân" với chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

2.Ngáy

Trong rất nhiều trường hợp, ngáy là một triệu chứng của chứng ngừng thở khi ngủ, một dạng rối loạn liên quan đến bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.

Bạn nên giảm ăn chất béo, giảm cân để bớt mỡ đọng ở cổ; khi ngủ nên thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa; uống thuốc an thần trước khi đi ngủ.

3.Các cơn đau

Đau lưng, đau đầu, đau các khớp là những “thủ phạm” hay gây mất ngủ nhất. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhất như xoa bóp toàn thân hay mát xa cơ thể trước khi đi ngủ để tránh các cơn đau này.

4.Làm việc theo ca

Nhiều người có lịch làm việc không phù hợp với nhịp sinh học bình thường của cơ thể sẽ khiến lượng hoóc-môn serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung giảm. Do vậy, họ sẽ không được điều hòa giấc ngủ một cách tốt nhất cho cơ thể.

5.Thay đổi hoóc-môn

Thời kỳ mãn kinh, thời kỳ kinh nguyệt hay mang bầu đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ. Do vậy, trong thời gian này nên có chế độ ăn và luyện tập thích hợp để giấc ngủ được trọn vẹn.

6.Ốm đau, bệnh tật

Thường thì những vấn đề về giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các bệnh tật khác. Ví dụ như bệnh phổi hay hen suyễn, việc thở khò khè hay thở dốc có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, đặc biệt vào sáng sớm.

Đặc biệt đối bệnh nhân Parkinson hay thần kinh khác thì họ không xa lạ với chứng bệnh mất ngủ.

Ốm đau là một trong số những nguyên nhân gây ra chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

7.Thuốc men

Thuốc uống cả theo đơn hay không đều làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống vào thời điểm trước giờ đi ngủ hoặc tăng liều. Bạn nên hỏi bác sỹ về những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt đối với giấc ngủ trước khi dùng thuốc để có thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp.

Những lưu ý khi mắc chứng bệnh mất ngủ

Bạn nằm trên giường, đồng hồ chỉ 2 giờ khuya, và bạn đang hoàn toàn tỉnh táo. Đáng lẽ bạn đã ngủ rồi... từ mấy tiếng đồng hồ trước, lúc cơn buồn ngủ kéo đến làm bạn cảm thấy mí mắt nặng trĩu. Nhưng không hiểu sao khi đặt lưng xuống giường thì cơn buồn ngủ đại hoàn toàn tan biến. Đầu óc bạn bắt đầu suy nghĩ. Bạn suy nghĩ nhiều việc, từ việc nọ sang việc kia... càng lúc bạn càng thấy tỉnh táo hơn! Nhiều lần bạn đã cố nhắm nghiền mắt, cố xua đuổi những tư tưởng ra khỏi đầu và muốn rơi thật nhanh vào giấc ngủ... Nhưng cuối cùng những nghĩ ngợi quay cuồng đó đã trở lại, bạn không tài nào dỗ mình vào giấc ngủ được...

CÁCH CẢI THIỆN CHỮA CHỨNG MẤT NGỦ


Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc ngủ. Phương pháp này có thể cải thiện ngay lập tức giấc ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những tổn thương cho hệ thần kinh, có thể gây trầm cảm. Để cải thiện tốt nhất căn bệnh mất ngủ, người bệnh nên thực hiện các phương pháp tự nhiên, giúp cải thiện và nâng cao dần dần chất lượng cũng như thời gian ngủ như:

- Thường xuyên vệ sinh nơi ngủ sạch sẽ.

- Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ: giúp cung cấp axit amin phenylalanine, tryptophan giúp ngủ tốt.

- Không ngủ trưa nhiều, tránh tối khó ngủ.

- Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp lý tưởng giúp bạn cải thiện cho giấc ngủ của mình. Một bữa ăn cung cấp đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng và axit amin thiết yếu sẽ giúp điều tiết, ổn định giấc ngủ, an thần cho hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung, chống mệt mỏi. Cơ thể có thể được bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng trên nếu được  bổ sung Tảo Mặt trời Spirulina hàng ngày. Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, Tảo Mặt trời là một loại thực phẩm có gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: lượng đạm chất lượng cao, cấu thành từ 18 trong tổng số 20 axit amin thiết yếu, tập hợp đầy đủ của các vitamin nhóm B từ B1 – B12, các chất khoáng như sắt, kẽm, canxi, magie chiếm hàm lượng cao...

Chuyện này thật ra không có gì lạ, nó cũng chẳng phải là một căn bệnh. Chẳng qua bạn chỉ góp mặt thêm vào trong số hàng triệu người trên thế giới có cùng triệu chứng này mà thôi .

 

Đừng lo nghĩ, tính toán quá nhiều trước khi đi ngủ - Ảnh minh họa

Khoảng vài mươi năm trước đây, khi một bệnh nhân than phiền là bị mất ngủ, bác sĩ thường cho ngay một toa thuốc ngủ. Ngày nay, khoa học tiến bộ hơn, người ta bắt đầu đi tìm nguyên nhân của chứng mất ngủ và tìm được những phương pháp hay hơn, phù hợp với tự nhiên hơn, cũng ít nguy hại hơn để giúp những người mất ngủ tìm được một giấc ngủ bình an, khỏe mạnh.

Bạn bị mất ngủ?... Hãy theo những phương pháp đơn giản dưới đây.

Có một giờ giấc đi ngủ nhất định mỗi ngày.
Giấc ngủ là chuyện tự nhiên phải có của một con người trong một chu kỳ 24 giờ, các bác sĩ chuyên khoa nói như vậy. Bạn nên tự đặt cho mình giờ giấc đi ngủ nhất định trong mỗi ngày. Đừng để những dịp thả lỏng cuối tuần làm xáo trộn. thời khóa biểu cửa mình. Tối thứ bảy đi dự một buổi tiệc về khuya, sau đó lại xem một chương trình TV hấp dẫn. Điều này bảo đảm rằng bạn khó tìm lại giấc ngủ đúng giờ vào tối chủ nhật để có thể thức dậy sớm vào sáng thứ hai.

Tìm số giờ ngủ vùa đủ cho mình và đừng phí thì giờ "lên giường sớm" hoặc "nằm nướng" trên giường
Bạn nên tập thói quen khi nằm lên giường là ngủ ngay, cũng như khi đã thức thì đừng nán lại trên giường. Thói quen này giúp cho bạn tránh khỏi những đêm trằn trọc mất ngủ.

Cơ thể mỗi con người khác nhau. Không hề có con số nào ấn định số giờ ngủ cần thiết mỗi ngày là 7 hay 8 tiếng như nhiều người lầm tưởng. Một hài nhi mới ra đời có thể ngủ vùi hơn 15 tiếng mỗi ngày. Số giờ ngủ này giảm lại còn chừng 9 tiếng khi dứa bé lên mười. Khi lớn tuổi, giấc ngủ trung bình mỗi đêm chỉ còn khoảng 5 tiếng.

Đó là con số chung chung. Nếu bạn ở tuổi trưởng thành và có thói quen ngủ mỗi ngày 5 tiếng?... Con số này không có gì là quá ít hay quá thiếu. Một người khác cùng tuổi bạn lại có giấc ngủ kéo dài hơn 10 tiếng?... Giấc ngủ này cũng không hẳn là nhiều. Mỗi người có một cơ thể khác nhau. Khoa học cũng như y học không hề ấn định số giờ nào cho giấc ngủ cả.

Bạn có thể ngủ 5 hay 10 tiếng, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn, miễn sao cho cơ thể không thấy mỏi mệt, không buồn ngủ, không ngáp dài trong ngày hôm sau là được.

Để biết được số giờ ngủ cần thiết cho cơ thể mình, hãy làm theo phương pháp sau đây.

Trước hết đặt một số giờ ngủ hơi ít hơn bạn thường ngủ một chút. Giả sử bạn có thói quen vào giường lúc 11 giờ đêm tỉnh dậy lúc 7 giờ sáng. (nhưng thường hay thức giấc nửa đêm). Bạn hãy đặt cho mình giờ giấc mới, thay vì vào giường lúc 11 giờ, hãy thử lên giường lúc 12 giờ, và vẫn để đồng hồ báo thức vào 7 giờ sáng.

Nếu ngày hôm sau bạn không hề có cảm giác buồn ngủ hay mệt mỏi, thì giấc ngủ 7 tiếng (từ 12 - 7) có thể hoặc vừa đủ, hoặc hơi dư cho bạn. Đêm hôm đó thử đi ngủ trễ hơn 15 phút nữa (12:15) và vẫn thức dậy 7 giờ sáng... tiếp tục mỗi đêm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày. Số giờ ngủ của đêm chót cộng thêm 15 phút chính là giấc ngủ mà cơ thể bạn cần. Với số giờ này, bạn sẽ ngủ một hơi tới sáng mà không còn trằn trọc hay thức giấc nửa đêm nữa.

Tương tự, nếu sau khi giảm giấc ngủ lại một tiếng bạn cảm thấy buồn ngủ vào ngày hôm sau, hãy đi ngủ sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi không còn cảm giác buồn ngủ ban ngày nữa. Số giờ ngủ đêm cuối cùng chính là giấc ngủ cần thiết.

Sau khi đã biết được số giờ ngủ cần cho cơ thể mình, hãy tập thói quen lên giường đúng giờ và thức dậy đúng giờ (dù là ngày chủ nhật hay thứ bảy).
Nếu vì lý do nào đó mà có đêm bạn phải lên giường hơi trễ, đừng nằm nướng để bù vào chỗ bị mất trong buổi sáng, mà hãy lên giường sớm hơn một chút vào tối hôm sau.

Muốn lo nghĩ tính toán... hãy làm trước khi lên giường
Lý do làm nhiều người mất ngủ nhất là sự lo nghĩ, tính toán để làm một việc gì. Ngày mai có một buổi họp quan trọng chẳng hạn... phải đặt kế hoạch ra sao?... Phải nói thế nào cho có kết quả ? . . . Sau đó phương pháp hành động thế nào?...

Chuyện này đơn giản thôi. Sau giờ cơm chiều, hãy ngồi tại bàn giấy hay phòng khách mà suy nghĩ thật chu đáo trong một hai tiếng. Chỉ suy nghĩ những gì cần làm cho ngày mai thôi, đừng xa quá. Việc cần làm vào ngày mốt nên để dành suy nghĩ vào đêm mai. Đừng để tâm trí bạn phiêu lưu, nhiều lúc lại đi vào tưởng tượng hay mơ mộng.

Chẳng hạn như ngày mai công ty bạn sẽ ký một giao kèo xuất khẩu. Sẽ cần những giấy tờ này, sẽ cần xem xét kỹ những việc này... thế thôi. Đừng để tâm trí lang thang về kết quả của giao kèo. Ngưng lại!... Những chuyện này chắc chắn làm bạn mất ngủ.

Đừng biến phòng ngủ thành phòng làm việc, phòng ăn, hay phòng hội nghị
Đừng đem sách vở, tài liệu vào nghiên cứu trên giường. Đừng đọc sách, đừng xem TV, đừng ăn trên giường, đừng bàn bạc, thảo luận, hoặc cãi vã với vợ hay chồng trên giường. Chiếc giường chỉ nên dùng để ngủ, và nên tập thói quen chỉ lên giường trước giấc ngủ tối đa 15 phút.


NHỮNG LOẠI THỨC ĂN GIÚP NGỦ NGON


- Vitamin nhóm B: Loại thức ăn chứa nhiều Vitamin nhóm B sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt cơ thể sẽ thoải mái và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.


- Vitamin D  tham ra vào quá trình tổng hợp canxi cùng với Magie. Vitamin D cũng là một yếu tố quan trọng đối với giấc ngủ. Vitamin D cung cấp vào cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.


- Magie: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.


- Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu thấy đói bụng trước khi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.




Tránh cà phê, trà đậm... dĩ nhiên
Tất cả các nước uống hoặc thực phẩm có chứa chất cafein như nước ngọt, nước chocolate, trà... đêu không nên dùng vào buổi chiều sau 4 giờ. Nhất là trà đậm nhiều lúc còn có tác dụng mạnh hơn cà phê nữa.

Đừng uống rượu

Rượu có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm dễ buồn ngủ. Nhiều người có thói quen uống rượu để tìm giấc ngủ. Việc này không tốt vì có thể tạo thành thói quen ghiền rượu. Đến một mức độ nào đó, cơ thể bạn sẽ từ chối không chịu ngủ khi không có rượu đổ vào. Mặt khác, người uống nhiều rượu sẽ ngủ say lúc còn men rượu, và thường thức dậy nửa đêm, khi men rượu đã tan hết.

Một số các thuốc trị bệnh (như thuốc xịt trị suyễn) cũng có thể làm trằn trọc khó ngủ. Nếu đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ về phản ứng phụ của thuốc khi bạn không tìm ra nguyên nhân mất ngủ của mình.

Ăn vặt sẽ dễ ngủ hơn

Một chút bánh lạt, một phần trái cây, hoặc một ly sữa ấm trước giờ ngủ chừng hai tiếng thường giúp bạn dễ rơi vào giấc ngủ hơn. Nhưng tránh đừng ăn ngọt vì chất đường vào máu sẽ cung cấp nhiều năng lượng và làm bạn khó ngủ. Nếu đã có tuổi, việc uống nhiều chất lỏng trước giờ ngủ cũng không tốt vì nó sẽ đánh thức bạn dậy nửa đêm để đi... toilet!

Làm cơ thể mỏi mệt sẽ dễ ngủ hơn
Ngủ là phản ứng tự nhiên của cơ thể để lấy lại thăng bằng cho cơ thể. Một ngày hoạt động chân tay nhiều thường mang lại một giấc ngủ ngon vào buổi tối. Việc đi bộ hay đi xe đạp vòng quanh khu phố vào buổi chiều sẽ giúp giấc ngủ dễ dàng hơn. Cảm giác rã rời sau khi làm tình cũng dễ đưa bạn vào giấc ngủ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Tắm nước nóng, Uống nước lạnh, mặc quần áo mỏng...
Bạn có để ý rằng việc mất ngủ thường xảy ra vào những ngày trở trời không? Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ. Kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứa về thân nhiệt cho thấy nhiệt độ trong cơ thể thường lên cao nhất vào lúc những hoạt động trong ngày ở mức cao độ, và hạ xuống thấp nhất trong giấc ngủ.

Gần như một phản ứng tự nhiên, cơ thể cảm thấy buồn ngủ khi thân nhiệt bắt đầu hạ xuống. Hãy tắm nước nóng trước khi ngủ chừng vài tiếng để thân nhiệt cao hơn, và sẽ hạ nhiều hơn để tạo cơn buồn ngủ sau đó.

Việc mặc quần áo thật mỏng hoặc uống một cốc nước lạnh cũng có công dụng tương tự - làm thân nhiệt giảm xuống dể giúp cơ thể dễ rơi vào giấc ngủ hơn.

Các kỹ thuật dẫn dắt vào giấc ngủ
Bạn từng nghe nói đến thôi miên, yoga, hoặc việc đếm cừu có thể đưa người ta vào giấc ngủ hết sức nhanh chóng. Điều này có thật và không có gì lạ. Những việc này đều nhằm mục đích tạo cho bạn sự chán nản, để từ đó, cơn buồn ngủ phát sinh.

Ngoài ra, giấc ngủ còn là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những thứ mà nó không thích chịu đựng. Ở xứ nóng người ta thường ngủ trưa... Bạn ngủ gục khi xem một phim quá tệ, hay khi nghe giọng giảng bài đều đều của một ông thầy giáo dở... Khi buồn chán, thất bại... người ta thường “ngủ cho quên đời " !...

Hãy làm bài toán theo chiều ngược lại, hãy làm cho cơ thể bạn chán nản, mệt mỏi, và nó sẽ ngủ.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh mất ngủ

Đối với những người mất ngủ, những thức ăn giàu vitamin B1, magiê và tryptophan là sự lựa chọn khôn ngoan, giúp họ không phải thức giấc nhiều lần trong đêm. Tốt nhất nên dùng những món ăn kết hợp được cả 3 chất trên.


Hầu như ai cũng có những hôm bị mất ngủ, nhất là khi tuổi đã cao hay khi thời tiết thay đổi (nóng hoặc lạnh hơn). Một đợt phỏng vấn về giấc ngủ cho thấy, có 40% thanh niên than phiền là ngủ không yên giấc, một đêm thức giấc vài ba lần, 80% các cụ (trên 60 tuổi) thức giấc nhiều lần mỗi đêm. Để có thể dễ ngủ hơn, cần chú trọng các thức ăn có những chất sau:

- Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.





Thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, Magiê, Tryptophan sẽ giúp giảm thiếu chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

- Magiê: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.

- Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu hơi đói bụng vào lúc sắp sửa đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.

Thực phẩm nên dùng

Nui, mì, bún, nghĩa là các loại thực phẩm tuy cũng là tinh bột nhưng trái với bánh mì, cơm cháo, chúng không làm tăng lượng đường một cách đột ngột.

Mơ, chuối, chà là, sữa chua như món tráng miệng sau bữa cơm chiều vì đây là nguồn cung ứng tryptophan.

Cá thu, cá saba, cá hồi, cá mòi để cung cấp cho cơ thể sinh tố B6, chất xúc tác phản biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình.
Hạt hướng dương, bí rợ để nhờ chất béo 6-Omega gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ bằng cách điều chỉnh dẫn truyền thần kinh qua ngõ nội tiết tố.Thịt gia cầm để cơ thể đừng thiếu chất sắt rồi kéo theo tình trạng thiếu dưỡng khí trong tế bào não bộ.

- Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa các loại vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, các loại ngũ cốc như: ngô, đậu, và các loại rau có màu xanh đậm. Vitamin nhóm B giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt và cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái và giấc ngủ sẽ tốt hơn.

- Vitamin D cũng là một yếu tố cần thiết cho giấc ngủ, nó tham gia vào quá trình tổng hợp caxi cho cơ thể cùng với magie. Cách tốt nhất để cung cấp vitamin D cho cơ thể là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.

- Cung cấp đầy đủ lượng magie cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại rau như: rau dền, mồng tơi, rau muống, hạt bí,.. Magie sẽ khiến cho các cơ bắp được thư giãn, rất tốt cho giấc ngủ. Magie cũng giúp hấp thụ được một cách tốt nhất lượng caxi cung cấp cho cơ thể, giúp giấc ngủ trở nên sâu hơ, không bị gián đoạn.

- Tăng cường lượng tryptophan cho cơ thể bởi nó là một acid amin có thể kích thích cơ thể sản xuất dopamine và serotonin, hóa chất dẫn truyền thần kinh tốt nhất được biết đến với vai trò của họ trong việc làm giảm trầm cảm và lo âu. Những hóa chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể có một tác dụng an thần, làm cho nó dễ dàng hơn cho bạn để ngủ và ở lại ngủ. Tiêu thụ thực phẩm có chứa tryptophan có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của chứng mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ...

Thực phẩm nên tránh

Để có giấc ngủ ngon, nên tránh rượu, các chất chứa cafein và thuốc lá. Việc uống rượu trước khi đi ngủ có th��� giúp ngủ nhanh nhưng cũng hay làm thức giấc. Một số người vì mất ngủ nên hay uống cà phê ban ngày cho tỉnh táo. Tuy nhiên, tốt nhất là không dùng cà phê và các loại nước ngọt chứa cafein như Pepsi, Coca. Chất béo như bơ, món chiên mỡ nổi, thịt xông khói, bánh kem nếu bữa ăn chiều quá trễ vì đây là những món cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan, chất dọn đường cho hoạt động của trung khu điều hành giấc ngủ.Cần tránh xa khói thuốc lá vì nó sẽ gây mất ngủ.

Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa

Ngoài ra, không gì có tác dụng thư giãn và giúp ngủ ngon bằng phương pháp tập thở dưỡng sinh ở một nơi không khí trong lành.

Một chế độ ăn được các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh bệnh mất ngủ nên tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ và hạn chế những đồ ăn, uống gây khó ngủ. Bữa tối có ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Vì thế một bữa tối hợp lý sẽ khiến bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Các loại thực phẩm nên tránh vào bữa tối.

- Trước khi ngủ không nên uống các loại thức uống có cafein như cà phê, sôđa… những chất kích thích này sẽ gây hưng phấn thần kinh, khiến bạn khó ngủ.

- Không nên dùng quá nhiều vitamin C mỗi ngày, đặc biệt là buổi tối, bởi vitamin C sẽ làm cho não trở nên tỉnh táo hơn, và đương nhiên sẽ khiến bạn khó ngủ.

- Hạn chế tối đa lượng đường đặc biệt là các loại đường tinh chế vào buổi tối bởi đường sẽ làm tăng huyết áp, và ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

- Quá nhiều muối sẽ khiến nhịp tim tăng lên, huyết áp tăng có thể gây mất ngủ.

- Không nên ăn nhiều chất béo vào bữa tôi, chất béo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc nhiều hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố gây khó ngủ.

- Không nên ăn quá nhiều các chất cay nóng vào bữa tối sẽ khiến bạn khó ngủ.

- Trước khi ngủ khoảng 1,5 giờ bạn không nên tiêu thụ nhiều các loại chất lỏng như: nước hay súp, cháo loãng, bởi những chất lỏng này sẽ làm đầy bàng quang của bạn và điều đó đương nhiên sẽ khiến bạn phải tỉnh giấc vào ban đêm. Nếu bạn bị khó ngủ thì việc tỉnh giấc giữa đêm sẽ khiến bạn khó ngủ lại đôi khi không ngủ được nữa.

Ngoài ra việc ăn uống đúng giờ, không ăn tối quá muộn, ăn quá no sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài chế độ ăn uống cũng kèm theo một số biện pháp để có giấc ngủ ngon và sâu như: đi bộ khoảng 30 phút vào buổi tối, ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ…



CÁC BÀI THUỐC CHỮA MẤT NGỦ HIỆU QUẢ


Bài 1: Bài thuốc trị mất ngủ: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu: mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.

Bài 2: Bài thuốc trị mất ngủ: Hạt sen: 20 hạt, Long nhãn: 15 g. Sắc kỹ, ăn, uống tất trước khi ngủ.

Bài 3: Bài thuốc trị mất ngủ: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm: mỗi vị 10g; Cam thảo: 3g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 4: Bài thuốc trị mất ngủ:Hạt sen, Bách hợp, Toan tóa nhân: mỗi vị 20 g

Cách sắc uống như bài 1.  Ngày 1 thang.

Bài 5: Bài thuốc trị mất ngủ :Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo: mỗi vị 5g.

Cách sắc uống như bài 1.

Bài 6: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính:Trân châu mẫu, Dạ giao đằng: mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân,Đang quy, Đan sâm, Phục linh: mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo: mỗi vị 10g.

Cách sắc uống như bài 1.

Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì: mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông: mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g.

Bài 7:

Mẫu lệ: 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan tóa nhân, Sơn dược: mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu: mỗi vị 9g; Trạch tả: 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế: mỗi vị 3g.

Bài 8: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính: Toan tóa nhân (sao); Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ; mỗi vị 30g; Bách hợp: 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử: mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc: mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật: mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm): mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm): 1.5g. Cách sắc, uống như bài 1

Bài 10: Bài thuốc chữa mất ngủ, buồn phiền, hay quên, tức ngực.

Dạ giao đằng,  Mạch nha: mỗi vị 50g; Bách hợp: 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa: mỗi vị 20g: Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo mỗi vị 15g, Táo đỏ 8 quả.








Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Ăn gì chữa bệnh mất ngủ lâu ngày
Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai
Mẹo vặt chữa bệnh mất ngủ
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục
Cách ngồi thiền chữa bệnh






(ST)