Tác dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa: chữa phong thấp
Tác dụng chữa bệnh của cây vòi voi: trị phong thấp viêm gân
Tác dụng của cây huyết dụ: trị phong thấp đau nhức
Bài thuốc chữa phong thấp rất hữu hiệu. Chứng phong thấp thường gây đau đớn, nhất là khi trái gió trở trời. Dưới đây là bài thuốc có thể áp dụng tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Lưu ý kiêng thịt gà, cá tanh và thức ăn nóng khi dùng thuốc.
Bài thuốc chữa phong thấp
Bài thuốc gồm thương truật ngâm nước gạo sao 28 g, nam uy linh tiên sao vàng 24 g, trần bì sao vàng 12 g, ô dược 24 g, nam mộc thông 24 g, nam sâm sao vàng 20 g, đại táo hay long nhãn 20 g, xuyên quy 12 g, hậu phác 12 g, nam mộc hương 12 g, huyết giác 8 g, chi tử sao đen 8 g, hạt mã đề 8 g, cam thảo 8 g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc uống chia làm 2 lần/ngày.
Tùy theo chứng bệnh có thể gia giảm:
- Mang thai: bỏ mộc thông, hạt mã đề và ô dược.
- Tức ngực, đầy hơi: tăng ô dược lên 32 g.
- Đại tiện táo: tăng chi tử lên 12 g.
- Tiểu tiện ít, nước vàng: tăng hạ mã đề 32 g và mộc thông 32 g.
- Tay chân phù thũng: tăng mộc thông 32 g, mộc hương 12 g, hạ mã đề 12 g.
- Chân tay tê bì, giá lạnh: tăng thương truật 32 g, huyết giác 10 g.
- Nóng sốt, khát nước: thêm cát cánh 12 g.
- Thấp nhiệt, ngứa lở: thêm kim ngân hoa 20 g, liên kiều 12 g, cát căn 8 g, bỏ vị huyết giác.
- Tim yếu, khó ngủ: thêm táo nhân sao đen 12 g, phục thần 12 g, cát căn 4 g, bớt huyết giác 4 g.
Khi dùng thuốc cần kết hợp xoa bóp vận động nhẹ.
Bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao, mùa hè thì nắng nóng còn mùa đông lạnh buốt nên dễ làm cho chính khí của con người suy yếu, các yếu tố gây bệnh như phong hàn thử thấp thừa cơ xâm nhập gây bệnh.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao, mùa hè thì nắng nóng còn mùa đông lạnh buốt nên dễ làm cho chính khí của con người suy yếu, các yếu tố gây bệnh như phong hàn thử thấp thừa cơ xâm nhập gây bệnh.
Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sưng đau các khớp, đau nhiều về đêm và gần sáng, đau có tính chất đối xứng hai bên. Khớp sưng đau bị co cứng khó cử động. Toàn thân có thể sốt. Người bệnh da xanh, cảm giác tê bì cục bộ. Có những trường hợp bị đau vùng ngực kèm theo khó thở, người mệt mỏi, ăn ngủ kém. Phép điều trị là khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm hoạt huyết, an thần giảm đau.
Sưng đau nhiều khớp di chuyển
Sưng đau ở một hoặc nhiều khớp, đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi thời tiết thay đổi thì đau tăng lên, sợ lạnh, sợ gió; rêu lưỡi trắng, mạch phù, dùng bài thuốc: bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 12g, ngưu tất 16g, tất bát 10g, độc lực 16g, hy thiêm 12g, hà thủ ô 16g, đương quy 16g, bạch thược 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, dưỡng huyết, chống viêm, thông kinh hoạt lạc.
Các khớp đau âm ỉ, chủ yếu là khớp gối
Ổ khớp sưng to, có biểu hiện tràn dịch, hạn chế vận động, thường gặp ở người cao tuổi. Đau kéo dài, cơ thể suy nhược, cả khí và huyết đều suy. Phép trị: trừ phong bổ huyết, hóa thấp giảm đau.
Bài 1: Xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa (sao khô) 12g, bạch thược 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 16g, bưởi bung 16g, trinh nữ 16g, cây và lá cối xay 18g, hà thủ ô chế 12g, trần bì 10g, cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: trừ phong thấp, ôn kinh hoạt lạc, bổ khí bổ huyết.
Bài 2: Phòng phong 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 18g, hy thiêm 18g, cỏ xước 16g, hà thủ ô 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, kê huyết đằng 12g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 15 - 18 ngày.
Đau ở một khớp lớn (như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay)...
Khớp đau và sưng to, cân cơ co cứng, sưng nóng, co duỗi rất khó khăn. Các triệu chứng rất rầm rộ. Phép trị là đuổi phong, trừ thấp, chống viêm, tiêu độc tà.
Bài 1: Rễ trinh nữ 20g, rễ cỏ xước 20g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, cà gai leo 20g, bưởi bung 20g, cây và lá cối xay 20g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 16g, hương nhu trắng 16g, lá tre 12g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: đuổi phong, trừ thấp, trừ tà.
Bài 2: Sâm bố chính 16g, hà thủ ô chế 16g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, bạch linh 12g, củ đợi 12g, huyết đằng 16g, độc lực 16g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 16g, xa tiền 12g, hương nhu 16g, tất bát 10g, cát căn 16g, trần bì 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 7 - 8 ngày là một liệu trình.
Cây hy thiêm trừ phong thấp
Cây hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy thiêm thảo, Hy tiên, Hổ cao.
Đặc điểm thực vật, phân bố: Loại cỏ cao 0.4-1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu là nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa dính vào quần áo vì vậy gọi là Cỏ đĩ. Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Cách trồng: trồng từ cây non vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến: dùng toàn cây, phơi hay sấy khô, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa.
Công dụng chủ trị: Hy thiêm vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ông đốt, rắn cắn.
Liều dùng: ngày dùng 6-12g cây khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g một ngày.
Chú ý: cây Hy thiêm dễ nhầm với cây cứt lợn có hoa màu tím nhạt hay trắng. Không bị bệnh phong thấp thì không nên dùng, khi dùng tươi có thể bị nôn.
Đơn thuốc có Hy thiêm:
-Chữa bán thân bất toại: phong thấp tê bại chân tay: lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
-Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.
-Chữa phong thấp: Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g, Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.
-Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
Cây mộc qua có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria Lois Koidz, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là quả chín già phơi khô, được bổ làm đôi hay bốn mảnh, khi khô có màu hồng tím; mặt trong có các ô chứa hạt, phần lớn hạt đã rụng đôi khi còn sót lại, hạt màu nâu đỏ, hình 3 cạnh, trong chứa nhân. Mộc qua chứa đường (fructose, glucose, sacrose, sorbitol…), các axit hữu cơ (axit glutamic, axit malic, citric…), saponin, tanin, flavonoid…
Theo Đông y, mộc qua có vị chua chát (sáp), tính hơi ôn. Vào các kinh: tỳ, vị, can, phế. Có công năng thư can hòa vị, khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc tiêu thực chỉ thống. Mộc qua được dùng cho các trường hợp phong thấp đau sưng khớp, phù chân, đau do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Liều dùng: tươi 50 - 100g, khô 6 - 20g; dưới dạng nấu sắc, ngâm ướp.
Cây và quả mộc qua
1. Một số cách dùng mộc qua làm thuốc
Trừ thấp giảm đau: Mộc qua 63g, ngũ gia bì 63g, uy linh tiên 20g. Tất cả nghiền thành bột. Uống 12g, chiêu bằng nước và rượu thay đổi. Trị các chứng bệnh tê thấp, cước khí, bắp chân sưng phù to, nặng, tê bại, mềm nhũn, mất sức, đái ít, rêu lưỡi nhờn trắng, mạch nhu hoãn; ngoài ra còn trị thương tích do ngã, đòn đánh, đối với chân đau nhức có hiệu quả tốt.
Rượu mộc qua tang chi: Mộc qua 30g, tang chi 50g. Nghiền vụn, ngâm trong 500ml rượu khoảng 30 ngày. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ. Dùng cho các trường hợp đau nhức cơ khớp, đau mỏi toàn thân do các yếu tố phong hàn thấp.
Giãn gân chỉ kinh (khỏi co rút): Mộc qua 20g, ngô thù 8g, hồi hương 8g, gừng tươi 8g, tía tô 8g. Sắc uống. Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt cơ ruột gây nôn.
Mộc qua 12g, gừng tươi 9g, ý dĩ 30g. Sắc uống. Dùng cho các trường hợp nôn thổ tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Rượu mộc qua: Mộc qua 120g, xuyên khung 40g, ngưu tất 40g, đương quy 40g, thiên ma 40g, ngũ gia bì 40g, hồng hoa 40g, tục đoạn 40g, bạch gia căn 40g, ngọc trúc 40g, tần giao 20g, phòng phong 20g, tang chi 16g. Các vị tán bột thô, ngâm với 15 lít rượu trắng; sau 1 tuần khuấy đảo 1 lần. Sau 1 tháng lọc và ép bã lấy rượu; cho thêm 1.300g đường phèn, khuấy cho tan. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 40g. Trừ thấp, tán hàn, đuổi phong, giảm đau. Chữa phong tê thấp, tay chân co quắp, đau nhức, mắt méo xệch. Phụ nữ có thai không được dùng.
2. Một số món ăn - bài thuốc có mộc qua
Cháo mộc qua: Mộc qua 20g, gạo 50g. Nấu mộc qua với 200ml nước còn 100ml, cho gạo và thêm 300ml nước nấu thành cháo loãng, thêm đường trắng lượng vừa ăn. Ăn nóng, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy do nắng nóng ẩm thấp, co giật tay chân phù chân, các chứng phong hàn thấp tý.
Cháo mộc qua rất tốt cho người bị tiêu chảy do nắng nóng ẩm thấp
Lươn hầm mộc qua: Mộc qua 12g, lươn 200g, rau bí ngô 50g; hành, gừng tươi và gia vị thích hợp. Lươn làm sạch cắt đoạn, mộc qua và rau bí dùng vải xô gói lại, thêm gừng hành tươi; hầm chín, cho gia vị vừa ăn, ăn khi nóng. Ngày 1 lần. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Công dụng: dùng cho các trường hợp chảy mủ tai, đầy bụng, tiêu chảy.
Lương y chuyên trị bệnh phong thấp chia sẻ bài thuốc gia truyền
Sẵn sàng chia sẻ bài thuốc gia truyền chữa bệnh phong thấp, chỉ với mong muốn sẽ giúp được nhiều người khỏi bệnh, là tâm nguyện của lương y Nguyễn Văn Thiệp (SN 1944, ngụ phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
|
Một số vị trong bài thuốc chữa bệnh phong thấp |
Phương thuốc gia truyền
Theo lời lương y Thiệp, phong thấp là một trong những loại bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh danh của đông y là tý chứng: Tý nghĩa là bế, khí huyết bế tắc không lưu thông được mà sinh bệnh. Biểu hiện của bệnh thường thấy ở cơ, gân, xương, khớp với các triệu chứng như: Đau nhức, tê bì, buồn mỏi, thân thể nặng nề, đôi khi kèm phù nề, sưng tấy, mẩn ngứa, lở loét…
Nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng bên ngoài, như các yếu tố độc hại của môi trường, mà đại diện là sáu loại khí: Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm thấp), táo (khô), hỏa (nhiệt). Bình thường chúng cân đối hài hòa duy trì sự sống, nếu mất cân đối chúng trở thành tà khí gây bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân bên trong là do bảy yếu tố thất tình (cảm xúc thái quá) như: Vui, buồn, lo nghĩ, yêu thương, giận hờn, thương xót, kinh sợ; cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến bệnh. “Bệnh phong thấp nếu để lâu có thể sẽ chuyển thành nhiệt hóa gây âm dương lưỡng hư, xuất hiện nhiều biểu hiện khác như: Thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, huyết áp, tim mạch, mất ngủ…”, ông Thiệp cho biết thêm.
Theo lương y Thiệp, bệnh phong thấp là loại bệnh đặc thù của phương Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Tuy nhiên Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều loại cây, cỏ giúp trị bệnh này, đúng như lời dạy của bậc Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị nam nhân”, tức là thuốc Nam trị bệnh cho người Nam.
Bài thuốc chữa bệnh phong thấp có tác dụng chữa đau, sưng, tê bao gồm 14 vị như sau: Cây đau xương (15g), rễ cỏ xước (12g), rễ lá lốt (12g), cây tầm xuân (12g), rễ bưởi bung (12g), rễ tầm sọng (12g), cây dung dúc (12g), củ cốt khí (12g), củ ô dược (12g), củ vôi (12g), tất cả đem sao vàng. Còn thêm các vị khác như: Thiên niên kiện (6g), huyết giác (6g), ý dĩ (12g), tỳ giải (12g).
Ngoài ra, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân mà có thể gia giảm bài thuốc. Đau nhiều ở đùi gối cho thêm: Đơn gối hạc (15g), phòng kỷ (12g), độc hoạt (12g). Nếu bệnh nhân có biểu hiện co giật thì cho thêm: Câu đằng (15g), ô dược (15g), thổ phục (15g). Ngứa nhiều thì cần thêm: Phòng phong (12g), kinh giới (15g), thương nhĩ tử (12g)… Tuy nhiên, “bí quyết” gia truyền của ông với bài thuốc trên là lấy một chén đậu đen (đỗ đen) sao vàng hạ thổ làm thang thuốc sắc lẫn với bài thuốc trên.
Những vị thuốc trên tạo thành thang thuốc hoàn chỉnh. Khi sắc, cho nước đổ ngập trên mặt thuốc khoảng 1cm (khoảng bốn bát ăn cơm), sắc làm 3 lần, mỗi lần từ bốn bát, đun cạn thành một bát. Đến khi được 3 bát thì đổ chung lại đun lên để chất lượng thuốc đều nhau. Ngày uống 3 lần: Sáng, chiều, tối, uống khi không no cũng không đói.
Lưu ý: Phải uống khi thuốc còn ấm, không nên để nguội. Ngoài ra để bài thuốc trên đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh cần có những kiêng kị như: Tránh lội bùn, ngâm nước lạnh. Một số loại thực phẩm không nên dùng như: Thịt chó, thịt trâu, bò, tôm, cua, chuối tiêu, đu đủ, cà muối.
Bên cạnh uống thuốc, lương y Thiệp khuyên bệnh nhân nên dùng kết hợp phương pháp dùng thuốc xông và ngâm chân hàng ngày. Theo đó, bài thuốc bao gồm những vị thuốc đơn giản như: Cây, rễ lá lốt (50g); cây, rễ cúc tần (50g); cây, hoa kinh giới (50) và thiên niên kiện (20g). Cho số thuốc trên vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 30 phút là được.
Trước tiên, người bệnh nên ngồi ở vị trí cao, rồi lấy chân hơ lên chỗ hơi thuốc để xông, không nên để gần quá sẽ dễ bị bỏng. Đến khi nước còn ấm, thì tận dụng nước này để ngâm chân. Lời khuyên của lương y là bệnh nhân nên xông vào buổi tối trước khi đi ngủ, ngoài ra khi ngâm xong lau khô chân bằng khăn và không rửa lại bằng nước lã. Điều này, theo ông Thiệp, “bởi ngâm xong, lỗ chân lông sẽ giãn ra, nếu rửa hoặc ngâm lại bằng nước lạnh vô tình sẽ làm cho khí lạnh “tấn công” người bệnh”.
|
Lương y Thiệp |
Cơ duyên với nghề thuốc
Sinh ra trong gia đình 3 đời làm thuốc, ông Thiệp là anh cả trong gia đình có sáu anh em. Ngày ngày nhìn ông nội và bố miệt mài bốc thuốc chữa bệnh, từ năm 10 tuổi cậu bé đã biết tán, bào chế thuốc giúp gia đình. Ham học hỏi nên mỗi khi ông và bố bàn về một loại thuốc nào, cậu bé lại chăm chú lắng nghe.
“Hồi ấy, tuy còn nhỏ nhưng tôi rất thích những dụng cụ để bào chế thuốc. Bố tôi nhiều khi “không khiến” nhưng tôi vẫn giúp bố bào mỗi ngày 5kg thuốc. Thấy tôi đam mê, lại cần cù nên bố tôi đã truyền nghề, dạy cách bào chế, sao tẩm, hoàn tán thuốc một cách bài bản. Hàng ngày, tôi nghe ông và bố bắt mạch, kê đơn, thậm chí trong bữa ăn cũng bàn đến thuốc, vì vậy nghề thuốc đã ngấm vào máu của tôi lúc nào không hay”, ông Thiệp kể.
Sở hữu bài thuốc hay nhưng ông Thiệp quan niệm, để tay nghề thêm vững thì không cách nào khác là đam mê học hỏi thêm: “Mình đón nhận bài thuốc từ cha ông và biến thành của mình, ngoài ra phải đi học đi học để hiểu thêm về nghề y”. Những năm trước đây chưa có ngành đào tạo thuốc đông y bài bản như hiện nay, ông rẽ sang một hướng mới khi thi vào trường đại học giao thông, sau này trở thành kỹ sư đường sắt.
Tưởng chừng như con đường y học của ông đứt gánh. Nhưng khi được cử vào “tuyến lửa” Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh phục vụ công tác đảm bảo giao thông, ông Thiệp lại có dịp “trổ tài” khi chữa bệnh cho những người dân nơi đây. Rồi như một cơ duyên tiền định, khi trở về với niềm mong ước giữ nghề gia truyền, ông Thiệp tiếp tục theo đuổi con đường y học cổ truyền, vượt qua các kỳ thi tuyển của Hội Đông y Việt Nam.
Ngoài những bài thuốc gia truyền để lại, ông luôn tự trau dồi kiến thức y học thông qua sách báo. Bài thuốc chữa bệnh phong thấp trên ban đầu cần rất nhiều vị, nhưng qua quá trình chữa bệnh nhiều năm, ông đã tinh giảm và bổ sung những vị thuốc phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo ông Thiệp, ngoài những đức tính cẩn thận, không ngại khổ, những thầy thuốc đông y cần có sự đồng cảm với người bệnh. Riêng bản thân ông luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân từng đến thăm. Bệnh nhân nào ông cũng giữ số điện thoại rồi thường xuyên liên lạc để biết bệnh tiến triển ra sao. “Bệnh nhân khi đến với thầy thuốc thường chịu sự dày vò của căn bệnh, nên niềm hạnh phúc của thầy thuốc là mong gặp lại những nụ cười thoát khỏi bệnh tật”, ông Thiệp chia sẻ.
Bệnh phong thấp và cách chữa trị
Bài thuốc đông y trị đau lưng
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Tác dụng chữa bệnh của cây lá gai
Tác dụng chữa bệnh của củ khúc khắc
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa
Tác dụng chữa bệnh của giun đất -
(ST)