Bài thuốc trị bệnh cực hay từ cây lá bỏng
Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Bong gân là tổn thương ở khớp do vận động quá mức (nhưng không bị sai khớp), thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp trong lúc chạy nhảy hay trượt ngã, khiến khớp bị vặn hay bẻ mạnh bất ngờ. Khớp cổ chân và khớp gối là nơi dễ bị bong gân nhất.
Khi bị bong gân, nạn nhân có các triệu chứng: đau cố định ở điểm bám của dây chằng vào xương, hoặc đau dọc theo dây chằng. Khớp có thể sưng nề, nóng, đôi khi có vết bầm. Tùy theo mức độ tổn thương, bong gân được chia làm 2 loại:
- Nặng: Dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám, làm cho khớp lỏng lẻo, mất vững vàng, có thể có cử động bất thường sang bên, thường gặp ở khớp gối.
- Nhẹ: Dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn; chấn thương chỉ gây các rối loạn sinh lý, không ảnh hưởng nhiều tới độ vững vàng của khớp (không có cử động bất thường), thường gặp ở khớp cổ chân.
Nạn nhân bong gân cần được chuyển ngay đến cơ sở y tế để xử trí: tiêm novocanin 0,25%, chườm lạnh hoặc ngâm khớp bong gân vào nước lạnh 30 phút một lần; băng ép chặt khớp và bất động tạm thời và thực hiện các biện pháp điều trị khác.
Với các trường hợp nhẹ, có thể xử trí tổn thương ở trạm y tế xã bằng cách tiêm novocain 1% dọc theo dây chằng tổn thương, băng ép chặt và cho bệnh nhân vận động sớm. Cũng có thể dùng thuốc Nam đắp ngoài: lấy 1-3 loại lá thuốc (chìa vôi, cúc tần, thầu dầu tía, ngải cứu, lá náng) rửa sạch, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, ngày 2 lần. Đồng thời, cho bệnh nhân dùng một trong 2 bài thuốc sau:
- Nghệ vàng (thái mỏng, sao rượu) 12 g, cỏ xước (sao rượu) 12 g, vỏ cây gạo (bỏ màng ngoài, sao rượu) 16 g, lá lốt (sao vàng) 16 g; cho 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày (sau khi ăn 30 phút).
- Tua rễ si 50 g hoặc cành si 100 g, chặt ngắn 3 cm, sao vàng, cho 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày (sau khi ăn 30 phút).
Lưu ý: Không được xoa bóp tại khớp bị bong gân vì việc này dễ gây vôi hóa, làm cứng khớp. Chỉ nên xoa bóp các bắp cơ ở phía trên và dưới khớp đó.
NHỮNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BONG GÂN
Trong cuộc sống hàng ngày, do sơ ý trong các hoạt động nên nhiều người dễ bị sai khớp hoặc bong gân. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bong gân hiệu quả mà bạn có thể trang bị cho mình.
Lá cây bông sứ chữa bong gân hiệu quả |
Bài thuốc từ lá na
Lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g; tất cả giã nát rồi hơ lửa cho nóng, đắp vào vùng bị bong gân, ngày đắp 1 lần.
Bài thuốc từ nghệ vàng
Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40 lá cúc tần, thêm 30ml rượu, sao với độ nóng vừa phải rồi bó vào chỗ bong gân, ngày làm 1 - 2 lần.
Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40g lá ngải cứu, thêm 30ml rượu trắng và 30ml giấm, sao nóng, bó vào chỗ sưng đau, ngày 1 - 2 lần.
Bài thuốc từ lá náng
Lá chìa vôi, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá náng, lá thầu dầu tía; giã nát 1 trong 3 loại trên, trộn giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ sưng đau, ngày 2 lần.
Bài thuốc từ lá cây bông sứ
Giã nhuyễn lá cây bông sứ (hoa đại), trộn với muối ăn, đắp lên chỗ sưng đau do bong gân. Lấy lá bông sứ khác hơ nóng rồi đắp lên trên, dùng băng băng lại để giữ thuốc, ngày làm 2 - 3 lần.
CÂY MUA CHỮA BONG GÂN - TRẬT KHỚP
Cây mua có tên khoa học Melastoma dodecandrum Lour, họ Mua Melasstomaceae. Cây bụi nhỏ, thấp, mọc bò rồi đứng, thân phân nhánh.
Mặt dưới của lá có màu nâu tươi. Hoa có cánh màu tím khá đẹp. Quả thịt hình cầu màu đỏ hay màu nâu. Ra hoa, quả tháng 1 - 6. Cây mua mọc khá phổ biến ở ven bờ suối ẩm, mát. Bộ phận dùng: Rễ, quả hay toàn cây.
Theo Đông y, cây mua có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng khử ứ, lợi thấp và cầm máu. Thường dùng chữa mụn nhọt ứ huyết, tê thấp, ngoài ra còn dùng chữa phù nề ở đàn bà sau khi sinh và chữa sai khớp. Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị chấn thương, sưng, phù nề… Dùng rễ hay toàn cây từ 30 - 60g, quả 6 -12g sắc nước uống.
Một số bài thuốc từ cây mua (mua thấp):
- Chữa rong kinh: Lá mua 15g, sim 15g, sắc uống.
- Chữa vàng da, băng huyết: Lá mua sao vàng sắc uống.
- Chữa ung thư dạ dày: Rễ mua tươi 30 g, ngưu bì đồng 30 g, hạ khô thảo 15 g, dung thụ căn 15 g, kê nhãn thảo 15 g, hướng dương quỳ căn 15 g, bạch dương kim 10 g, xuyên phá thạch 10 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp: Lá mua 15g, lòng mang 15g, kê huyết đằng 15g, sắc uống.
- Chữa bong gân, trật khớp, gẫy xương: Bột đại hồi 10 g, bột quế chi 10 g, vỏ cây gạo tươi 200 g, lá dâu 50 g, lá mua bà 100 g. Lá tươi giã nhỏ, quyện với các loại bột cho dẻo để bó đắp.
- Chữa mụn nhọt: Lá tươi, giã, hơ nóng đắp.
- Chữa phù nề ở phụ nữ sau khi sinh: Cả cây mua tươi (50 - 100g) nấu nước tắm.
- Chữa tụ máu bầm tím: Lá tươi giã trộn nước vo gạo đắp.
- Chữa ung thư vú: Rễ mua 40 g, bạch anh 40 g, hoàng căn 30 g, nhất điểm hồng 30 g, giang bản quy 30 g, tước sàng thảo 30 g, hoàng tiêu 30 g. Sắc uống ngày 1 thang.
CÁCH DÙNG CÂY LÁ NÁNG CHỮA BONG GÂN
Khi bị bong gân, sai khớp, dân gian thường bó bằng cây náng hoa trắng, rất hiệu nghiệm.
Náng hoa trắng, tên khác là cây lá náng, tỏi voi, là một cây thảo lớn, có thân hành to. Lá hình dải, dài đến 1 m. Hoa to màu trắng, thơm, mọc trên một cán mập và dẹt.
Để làm thuốc, náng hoa trắng thường chỉ được dùng ngoài. Khi bị ngã hay va chạm mạnh, chân tay bị tụ máu, sưng đau, bong gân, lấy lá, rửa sạch, cắt miếng, đập hơi dập, hơ nóng rồi đắp và day nhẹ vào chỗ sưng và băng lại. Ngày làm một lần.
Cây náng hoa trắng cũng có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác theo cách làm sau:
. |
Nguyên nhân gây bong gân thường gặp nhất là lao động nặng, chơi thể thao,mang vác vật nặng, bước hụt. Người bệnh thường có cảm giác đau buốt, sưng đỏ hoặc xanh tím, phù nề quanh khớp bị tổn thương.
Để chữa bong gân, có thể áp dụng những bài thuốc Nam sau:
- Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần.
- Lá bưởi tươi rửa sạch, giã nát, trộn với ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, mỗi ngày 1-2 lần.
- Lá cây nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày có thể làm 1-2 lần.
- Lạc nhân 60 g, băng phiến 5 g, giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Lá sen tươi 60 g, hạt dành dành 12 g. Cả hai vị đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Dây bí ngô 50 g, gừng tươi 20 g, giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp.
- Hành củ, gừng già và cỏ gấu lượng bằng nhau, giã nát rồi trộn với bột mỳ và rượu trắng, đắp vào chỗ đau.
- Pha mật gấu với rượu trắng nhạt, trong uống ngoài xoa; có tác dụng tiêu sưng nề, tan máu tụ, giảm đau nhanh.
- Hành 2-3 củ, đậu phụ 60 g, giã nát rồi đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
NHỮNG SAI LẦM KHI ĐIỀU TRỊ BONG GÂN
Dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn.
Bong gân là một trong những tổnthương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếukhông điều trị đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế thìhầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thươngnày và không tuân thủ đúng điều trị. Bài viết dướiđây sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiếtnhất khi mắc phải chấn thương này.
Bong gân xảy ra khi nào?
Bong gân chính là tổn thương dâychằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lạivới nhau, bong gân là một cách gọi dân gian với dạngchấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thươngdây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông,tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày... Các vị trí dây chằngbị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân,vai, khuỷu tay... gồm các mức độ khác nhau:
Týp 1: dây chằng bị giãn.
Týp 2: dây chằng bị đứt mộtphần.
Týp 3: dây chằng bị đứt hoàntoàn.
Xác định mức độ chấn thươngđúng để điều trị đúng
Cần dựa vào các biểu hiện quathăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưngđau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bịgiãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau,mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằngđã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.
Để khẳng định chắc chắn hơnbệnh nhân cần được chụp Xquang, ngoài ra có thể phảilàm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.
Phải làm gì khi bị bong gân?
Đối với tổn thương dây chằngthì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quantrọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổnthương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại.Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chunép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mớiđảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cầnbất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi thìthời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnhcó thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơithể thao bình thường.
Những trường hợp tổn thươngdây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điềutrị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tínhvà khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hìnhlại dây chằng.
Đa số người bệnh sai lầm khibị bong gân
Quan niệm của người bệnhthường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tainạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh việnkhi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàngloạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùngmật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây làsai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấmdùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chấtnày gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cầndùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ nhưcác loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
Các chất có tính nóng chỉ nêndùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sứcnóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xươnghơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằngtổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp saunày.
Do chủ quan với bệnh nên hầuhết người bệnh đều cố gắng vận động mà khôngtuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thểdẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũngkhông điều trị dứt điểm được.
Sử dụng các thuốc điều trịnhư thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắpbột để bất động người bệnh cần dùng các thuốcsau:
Thuốc giảm đau, dòng NSAID; thuốcgiảm phù nề, viêm như alphachoay; trong một số trườnghợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứtnhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòngnhiễm khuẩn.
Cách chữa bong gân
Chấn thương - Sức khoẻ bạn gái
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Sơ cứu người bị bỏng đúng cách
Thực phẩm chống loãng xương
(st)