Bài thuốc dân gian thanh lọc gan với nho khô và nước
Mẹo chữa bệnh chín mé bằng các bài thuốc dân gian
Làm sao để hết đờm cho bé bằng các bài thuốc dân gian
Y học cổ truyền đã nghiên cứu đưa ra kết luận có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận hư, liệt dương… là do chế độ ăn uống, làm việc, sắc dục quá độ khiến thận tinh hư kiệt làm khí suy, sinh ra liệt, hoặc mất khả năng tự chủ, tinh tiết sớm…
Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị những chứng bệnh yếu sinh lý do các lương y cung cấp.
'Trước hết, nếu phân chia theo lứa tuổi, thì từ 18 đến 35 tuổi thường hay gặp chứng xuất tinh sớm, di mộng tinh.
Qua thực tế thăm khám, chúng tôi gặp một số trường hợp chất lượng 'tinh binh' yếu, nghĩa là số lượng 'tinh binh' trong một mililít tinh dịch giảm, về chất lượng thì chất lượng 'tinh binh' không được khoẻ.
Lứa tuổi này hay gặp các chứng trên, là do thận âm không vững. Vì thận âm là thận gốc, nên sinh hoạt nó nhanh 'xuất binh', có khi nằm ngủ thì di tinh, 'tinh binh' tự chảy ra, khiến người rất mệt mỏi.
Người ở lứa tuổi trung niên thường hay gặp nhu cầu sinh lý giảm, có khi một tuần có người chẳng có nhu cầu gì về sinh lý. Trường hợp này là cả thận âm và thận dương đều suy giảm, nên phương pháp điều trị là bổ thận âm lẫn bổ thận dương.
Với những người cao tuổi, thường rơi vào trạng thái mất ngủ, nhiều người hay mệt mỏi, sinh ra hay cáu gắt. Sinh hoạt vợ chồng phần lớn là giảm, không có nhu cầu sinh lý nhiều.
Một số trường hợp bị 'liệt' hẳn, không cương cứng được. Nếu có quan hệ vợ chồng thì thời gian sinh hoạt rất ngắn. Những trường hợp này là rơi vào lý do, do cả thận âm và thận dương đều suy giảm. Mặt khác, do rơi vào chứng tâm thận bất giao.
Theo quy luật ngũ hành, khi thận thủy suy giảm không chế ngự được tâm hỏa, thì tâm hỏa (tâm dương) nó bốc lên, thì mới gây cho người ta đau đầu, mất ngủ, ù tai.
Đông y phải giải quyết bổ thận thuỷ, tả (hạ) tâm hỏa xuống, lập lại cái thế thăng bằng, tâm thận giao thông với nhau, lúc đó mới giải quyết bổ thận âm, rồi bổ thận dương để chữa chứng 'bất lực', hay chữa chứng 'xuất binh' sớm, chữa thời gian sinh hoạt ngắn…
Theo tôi, một người có thận tốt, khỏe mới sản sinh ra được nhiều tinh dịch, nhiều tinh trùng, chất lượng 'tinh binh' khỏe…
'Bất lực' là do thận suy giảm. Muốn chữa trị, thì phải tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân nào thì theo đó mà chữa trị cho bệnh nhân đó. Nếu do thận suy, có bài thuốc thang, đó là Lục vị (bổ thận âm), Bát vị (bổ thận dương) và gia giảm.
Bài thuốc thang uống kết hợp với thuốc bổ thận hoàn (của Bảo Long) thì rất tốt. Thông thường thời gian điều trị trung bình từ 20 đến 30 ngày.
Những người thuộc nhóm tuổi trẻ, nếu yếu sinh lý thì uống sáu thang thuốc đầu trong vòng một tuần sẽ cải thiện, sau đó uống tiếp. Với người mắc chứng 'bất lực' không thể uống 15, 20 thang, mà khoảng 30 thang. Có những trường hợp phải trên 30 thang, do 'liệt' lâu rồi.
Bệnh nhân phải kiên trì, phải có lòng tin ở thầy thuốc, điều trị mới có kết quả. Tôi cũng khuyên các bạn nên sống vui vẻ, không bi quan nhiều về chứng bệnh mình mắc phải.
Với những người có sức khỏe tình dục khỏe mạnh hãy nên sống lành mạnh, biết giữ gìn. Không nên lãng phí, 'vung vãi của cải', sinh hoạt bừa bãi quá. 'Nó' cũng như một cái máy, nếu bắt tải nhiều quá 'nó' sẽ suy giảm'.
Bác sỹ Lê Đình Yên - Phó chủ nhiệm Khoa Dưỡng sinh khí công - xoa bóp - bấm huyệt, kiêm Phó khoa Vật lý trị liệu - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:
'Đông y cho rằng, 'giống nào nòi đó', thận tốt là trí tuệ tốt. Và thận chủ về sinh dục, tiết dục. Thận khỏe mạnh bình thường là sinh lý bình thường, sinh con đẻ cái tốt. Khi thận có bệnh là sinh lý không bình thường, có thể yếu sinh lý, và dẫn đến thiểu năng sinh dục.
Muốn giữ gìn sinh lý tốt, người đàn ông không được sinh hoạt bừa bãi, uống rượu như uống nước lã, say rượu cũng nhập phòng, nhập phòng vô điều độ, làm mất tinh khí.
Không biết giữ cho tinh khí đầy đủ, làm mệt tinh thần bất cứ lúc nào để thỏa mãn dục vọng; sinh hoạt, nghỉ ngơi không có giờ giấc, trái với phép dưỡng sinh, nên mới tuổi 30, 40 đã suy yếu sinh lý.
'Nam tích tinh như tích ngọc/ Nữ tích khí như tích tặc'. Cho nên, người đàn ông muốn khỏe về sinh lý, phải: 'Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần/ Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình'.
Để chữa chứng yếu sinh lý, có hai phương pháp có thể áp dụng, đó là tác động vào cột sống và dùng bài thuốc nam của cố Lương y Nguyễn Kiều - người sáng lập ra trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Tác động cột sống, day vào đốt sống thắt lưng (L2) và đốt thắt lưng cùng (S1, S2, S3, S4). Day hàng ngày từ 10 đến 15 phút, mỗi ngày một lần.
Bài thuốc của cố Lương y Nguyễn Kiều, gồm: Hạt tơ hồng xanh (Thỏ ty tử) 12g; Xích bạch đồng 20g; Hà thủ ô đỏ 12g; Kê huyết đằng 12g; Ba kích 6g; Cốt toái bổ 20g. Sắc uống ngày hai lần, uống 10 thang đầu, nếu còn thấy 'yếu' thì uống tiếp 10 thang nữa'.
CHỨA YẾU SINH LÝ BẰNG CÁC MÓN ĂN TỪ BIỂN
heo kinh nghiệm dân gian, có nhiều bài thuốc, món ăn từ biển có thể chữa yếu sinh lý.
Hải sâm tăng cường sinh lực
Hải sâm (Stichopus japonicus Sel) thuộc họ Holothuridae, gọi theo dân dã là sâm biển, dưa biển, đỉa biển, là một loại động vật không xương sống. Thuộc ngành động vật da gai, có cơ thể dạng ống dài, gần giống hình quả dưa, bộ da mềm phủ đầy gai bướu, sống ở biển, thích nghi với điều kiện nước chảy mạnh ở vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm.
Trong y học cổ truyền, hải sâm được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, nhuận táo, có tác dụng không kém vị nhân sâm nên được mệnh danh là “nhân sâm ở biển”. Nó còn được dùng để cầm máu, tiêu đờm, chữa thần kinh suy nhược, viêm phế quản, ho, mụn nhọt. Cách chế biến và sử dụng hải sâm như sau:
Hải sâm bắt về, mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Tốt nhất là loại có màu đen, thịt quánh dính. Dược liệu có vị mặn, tính ấm, thường được dùng dưới dạng nướng giòn, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 10g với nước ấm hoặc rượu. Hải sâm đã được bào chế cùng với 3 loại: rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo dưới dạng rượu ngâm lấy tên là “Rượu hải sâm – tam xà” được dùng làm thuốc bổ, tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.
Hàu giúp quý ông sung mãn
Kẽm là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể trong việc tạo ra tinh dịch, vì thế việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Con hàu chứa nhiều kẽm nhất trong các loại thực phẩm. Ngoài ra, hàu còn có chất khoáng cần thiết như magiê, canxi, đồng, sắt, magan, phospho và iod, kali và natri nên tốt cho toàn cơ thể.
Kẽm có tác dụng tích cực với khả năng sinh lý của nam giới và nếu cơ thể thiếu kẽm thường dẫn tới chứng bất lực và thiếu ham muốn trong chuyện gối chăn. Trong hàu có chứa: protein, carbohydrates và lượng nhỏ chất béo đồng thời là nguồn vitamin dồi dào như vitamin A, B1, B2, B3, C, D.
Khi mua hàu về, bạn dùng dao và bàn chải cọ rửa hết bùn đất và những cạnh sắc trên vỏ hàu. Sau đó cho hàu vào lò vi sóng quay trong 1-2 phút là hàu tự hé miệng, dễ dàng tách vỏ và chế biến.
Hàu chao mỡ: 200g ruột hàu, 0,5g bột mỳ hay bột chiên, 1 quả trứng gà. Cho bột vào bát, đập trứng gà vào trộn đều. Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào; cho ruột hàu nhúng vào bát bột rồi cho vào chảo mỡ nóng chiên chín. Nên ăn nóng.
Hàu sốt hành: 10 con hàu, nước dùng, hành lá xắt nhuyễn, nước tương, đường, dầu ăn đủ dùng. Hàu tách lấy thịt, rửa sạch bùn đất. Hành phi thơm. Hàu sắp lại vào vỏ, rắc hành lá lên mặt, cho vào nồi hấp khoảng 2 phút trên lửa lớn.
Vỏ hàu (mẫu lệ) chữa di tinh hoạt tinh: mẫu lệ 15g, cẩu tích 12g, lạc tiên 16g, tâm sen 10g, thục địa 12g, sơn thù 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, trạch tả 10g, ngũ gia bì 16g, phòng sâm 12g, đương quy 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Rượu hải mã – Viagra cho quý ông
Hải mã (cá ngựa) được coi là viagra giúp quý ông thêm sung. Rượu hải mã được lưu truyền sử dụng với đầy đủ giá trị của nó đến tận ngày nay trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Hải mã bắt về, rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, uốn đuôi cho cong tròn lại, rồi phơi hay sấy khô. Hoặc ngâm hải mã vào rượu hồi hoặc rượu quế một thời gian để khử mùi tanh rồi mới phơi hoặc sấy khô. Ở thị trường, người ta thường bán hai con hải mã buộc chung với nhau, một to, một nhỏ, tượng trưng cho con đực và con cái.
Sau khi chế biến, hải mã giống như một gióng dài, dẹt và cong, phần giữa to, mặt ngoài màu trắng ngà hoặc vàng nâu. Toàn thân có những đốt vân nổi rõ và nhô lên ở suốt dọc lưng, bụng và hai bên sườn như gai. Đầu gập xuống hoặc hơi choãi ra, đỉnh đầu có một u lồi, hai mắt lõm sâu. Đuôi thuôn dần và cuộn tròn vào phía trong. Chất nhẹ cứng, to, màu sáng đều, đầu và đuôi còn nguyên vẹn là loại tốt.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, dược liệu hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh (nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, chủ trị chứng yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do suy dương khí.
Dạng dùng thông thường là thuốc bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm. Dùng riêng, hải mã một đôi, sấy khô vàng, tán nhỏ, rây bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-5g với rượu.
Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu hải mã với chim bìm bịp, tắc kè và một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loại sâm rừng, nhất là củ sâm cau (một dược liệu có tác dụng kích thích sinh lý mạnh). Hải mã còn được bào chế với nhung hươu, ngài tằm đực, nhân sâm, ba kích, hà thủ ô, hồ đào… thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao phim.
Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, hải mã để tươi ngâm rượu mới quý.
Chú ý: Người thể âm hư, nội nhiệt, cảm mạo không dùng hải mã.
NHỮNG MÓN ĂN BỔ DƯỠNG VÀ DỄ LÀM CHO NGƯỜI YẾU SINH LÝ
|
|
|
|
Phương Tây có viagra chữa chữa bệnh yếu sinh lý khá tốt. Còn ở Việt Nam, chúng ta không có viagra nhưng lại có nhiều cây cỏ, động vật...chữa bệnh tốt không kém.
Thuốc từ cây cỏ
Dâm dương hoắc: dược liệu là thân lá, bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô, dùng sống hoặc chế biến. Thuốc có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, kích thích sinh dục, chuyên trị chứng rối loạn cương, liệt dương, lưng gối đau mỏi.
Dâm dương hoắc, nhục thung dung, câu kỷ tử, mỗi vị 12 gr; ba kích, sa sâm, mỗi vị 16 gr; đỗ trọng, đương quy, mỗi vị 8 gr; cam thảo 6 gr; táo Tàu 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với một lít rượu 35 – 40 độ C, càng lâu càng tốt, uống trong vòng một tuần.
Rễ cau: chỉ dùng loại rễ màu trắng, mọc lộ ra trên mặt đất, gọi là rễ cau nổi. Dược liệu được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và được dùng như sau:
Dùng riêng, rễ cau nổi 20 – 30 gr, cắt nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống mỗi lần một ngày.
Dùng phối hợp, rễ cau nổi 8 gr, ba kích 20 gr, thục địa 20 gr, loài sơn 20 gr, sâm bố chính 40 gr, quế thanh 8 gr. Tất cả sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ, liền trong một tháng.
Thuốc từ động vật
Ngài tằm: thường chỉ dùng ngài tằm đực, thu bắt vào buổi sáng từ 5 – 6h. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ hơn con cái, bụng thon, toàn thân có màu nâu sẫm.
Ngài tằm đực thu được đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, phơi khô, dùng tươi hoặc sao vàng. Dược liệu có tên thuốc là Tàm nga, vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, đặc trị liệt dương, hoạt động sinh lý yếu.
Ngài tằm đực 7 con, sao vàng, tán bột mịn, phối hợp với tôm he, bóc vỏ 12 gr, giã nhuyễn. Hai thứ này trộn đều với hai quả trứng gà, đem rán hoặc hấp chín, ăn một lần trong ngày. Có thể bào chế ngài tằm đực với cá ngựa, nhung hươu, nhân sâm, hà thủ ô, hồ đào thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ C) và viên bao với tác dụng tăng trọng và kích thích sinh dục.
NHỮNG THỰC PHẨM KIÊNG KỴ VỚI NGƯỜI YẾU SINH LÝ