Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Bài thuốc nam chữ bệnh táo bón rất an toàn mà nhanh khỏi.. Nguyên nhân là do âm hư, huyết nhiệt, thiếu máu làm tân dịch giảm; hoặc người già yếu, phụ nữ sau khi sinh đẻ nhiều lần, cơ nhục suy yếu, trương lực cơ giảm gây khí trệ làm bài tiết phân khó. Các bài thuốc sau đây giúp chữa bệnh táo bón.
BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH TÓA BÓN NHANH KHỎI AN TOÀN
Bài thuốc hay từ rau mọi chữa bệnh táo bón
Lá non màu hồng đỏ. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông đơn tính.
Cụm hoa đực mọc thành bông dài, thõng xuống, hoa có cuống, hoa cái nhỏ li ti mọc đơn độc hay thành từng đôi, bầu hình cầu, rất nhẵn. Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngắn. Cây mọc chồi và ra nhiều lá non từ cuối mùa xuân cho đến hết mùa hè. Mùa ra hoa quả tháng 5 – 8.
Rau mọi hay còn gọi là lộc mại, lục mại, mọi trắng, bọ nẹt
Cây thường mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, mọc rải rác ở dưới chân đồi, ven nương rẫy, ven đường đi hoặc trên các nương rẫy cũ do đất cằn bỏ hoang lâu ngày. Để làm thuốc dân gian thường dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Một số địa phương còn dùng lá non nấu canh ăn.
- Chữa táo bón, tiêu hóa kém : Hái lá rau mọi tươi, rửa sạch, hong khô giã nát, cho vào miếng vải sạch, nước đun sôi để nguội nhúng vắt lấy 30ml nước cốt, mật ong 30g, trộn đều, đun sôi để nguội. Lọc lại lần nữa, chia 2 lần uống trong ngày, sau ăn 15 phút. Dùng liền 5 ngày .
- Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết: Rau mọi 15g, ngũ gia bì gai 30g, mò mâm xôi 30g, rửa sạch, cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm. Uống liền 3 – 5 ngày.
- Chữa lở ngứa do nóng, nước ăn chân: Rau mọi 40g lá tươi, rửa sạch, cho 800ml nước đun sôi 15 phút, để nước ấm ngâm rửa.
Trị táo bón do lo lắng buồn rầu làm hại phế khí, hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng:
- Trần bì (bỏ xơ trắng) 10g, tía tô (lấy cành lá non) 10g, chỉ xác (bỏ ruột sao qua) 10g, mộc thông (bỏ mắt) 10g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc cho uống.
|
- Hoặc dùng hạt tía tô, hạt vừng đen lượng bằng nhau, giã nhỏ cho vào nước, lọc bỏ bã, cho gạo đã đãi sạch nấu cháo ăn.
Trị táo bón, bí kết, bụng trướng đầy: nghệ vàng sao khô, tán nhỏ cùng mủ cây vú bò giã nhỏ làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 3 viên.
Trị đại tiện táo kết không thông lâu ngày: củ rẻ quạt giã sống 12g hòa với 1.200ml nước lọc bỏ bã cho uống.
Bài thuốc của
Hải Thượng Lãn Ông
|
Trị táo bón đại tiện không thông:
phèn chua 4g, ba đậu sương 2 hột nghiền chung cho đều rồi bọc giấy ướt nướng ăn. Hoặc đương quy 10g, bạch chỉ 10g, tán nhỏ uống với nước cơm. Hoặc vừng đen nấu cháo với gạo trắng, gia vị vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần vào sáng, tối.
Trị táo bón bí đại tiện ở người cao tuổi: hoàng kỳ 20g, trần bì (bỏ xơ) 20g tán nhỏ, lấy vừng đen 1 vốc nghiền nát, đổ nước nấu sôi, thêm 1 thìa mật ong, đun lại cho sôi rồi hòa với nước trên cho uống khi đói.
Trị táo bón, đại tiện quặn đau, mót rặn: đào nhân 12g, ngô thù du 8g, muối 4g, nấu chung đến chín thì bỏ hết, chỉ dùng đào nhân. Mỗi lần ăn 5-7 hột. Hoặc bồ kết (sao với cám) 100g, chỉ xác (sao) 100g, tán nhỏ, quết với cơm nát làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm.
Chữa đại tiện táo, không trung tiện được: ô mai 10 quả, bỏ hột, quết nhuyễn viên bằng quả táo, nhét vào hậu môn.
Dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong chữa táo bón
Táo bón làm trở ngại việc tống các chất cặn bã gây ra bí trướng, đau đớn làm người bệnh khó chịu. Chữa trị táo bón ngoài việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý, tăng khẩu phần rau xanh và các chất xơ để tăng nhu nhuận, có thể dùng thuốc hoạt tràng, thông tiện. Có rất nhiều vị thuốc điều trị bệnh táo bón. Xin giới thiệu một số vị thuốc nam thông dụng mà hiệu quả.
Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin… Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp Táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.
Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 - 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.
|
Vừng đen có tính mát chữa táo bón rất tốt |
Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.
Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.
Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.
Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.
Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.
Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.
Thảo quyết minh : Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.
Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.
Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.
CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN KHÁC
chương trình 4 tuần chữa táo bón
Trị táo bón không cần thuốc
Thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, từ đó làm giảm độ “trơn” của hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Thay vì dùng thuốc hay các biện pháp trị táp bón bằng tân dược, hãy tham khảo những gợi ý sau đây:
Dưỡng phổi
Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một "mối quan hệ trong ngoài tương thích". Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.
Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.
Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa
Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang... là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.
Đi vệ sinh đúng giờ
Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng.
Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện.
Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Giảm stress
Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.
Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng
Tập thể dục
Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón.
Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả -
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn gì chữa táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở trẻ em
Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả
(ST)