Cách bố trí cây cảnh trong nhà tạo không gian hài hòa, tươi mát
Cách trồng hoa sen trong chậu làm cây cảnh trong nhà
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước đơn giản tại nhà
Theo kiến trúc sư Cấn Phú Minh, Công ty cổ phần Kiến Trúc DMC Việt Nam (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.
Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…
Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Nơi cây “định cư”: Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.
- Chọn cây: Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.
- Những điều nên tránh: Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.
- Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.
- Cây trong bếp: Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…
- Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.
- Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Bài trí cây xanh trong nhà:
Bài trí cây cối ở hướng Đông (hành Mộc) sẽ giúp khỏe mạnh.
Bài trí cây cối ở hướng Đông Nam (hành hỏa) sẽ giúp phát triển tài vận.
Bài trí cây cối hướng Bắc (hành Thủy) sự nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
|
Thực vật trong phong thủy chia ra âm dương và ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết. Chẳng hạn, như hoa hồng, hoa cúc, thược dược, đỗ quyên¸ mai…âm tính là những cây có thể đặt ở trong nhà hay bóng râm.
|
Căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ Hành, người xưa còn đưa ra những quy định về vị trí trồng và bài trí trong nhà. Tựu trung, mỗi loài cây nên trồng ở vị trí Ngũ hành tương sinh. Ví dụ, cây thuộc hành Thủy nên trồng ở phía Tây ngôi nhà (Tây thuộc hành Kim, hành Kim sinh hành Thủy), cây hành Hỏa thì trồng ở phía Đông (phía Đông, hành Mộc sinh hành Hỏa)…Cũng xuất phát từ quan hệ sinh khắc của ngũ hành, đối với vị trí trồng của một số loài cây, các nhà phong thủy còn đưa ra một số lời khuyên cụ thể. Ví dụ: cây đào nên trồng ở phía Đông ngôi nhà, phía Nam thì nên trồng mai và táo, phía Bắc nên trồng hạnh và lê…
|
Thông thường, các màu đỏ, cam, tím và vàng là màu ấm, biểu hiện nhiệt tình ấm áp. Các màu xanh biển, xanh lục và trắng là những gam màu lạnh, biểu thị sự yên tĩnh. Xanh lá nội thất, chủ yếu là thực vật, có thể cân nhắc các mặt sau đây: Căn cứ vào màu sắc của phòng đó như màu tường, màu trần, các loại đồ vật…Nếu phòng có màu nóng thì cây cảnh nên có màu lạnh, và ngược lại. Cũng tùy theo mùa mà sự sắp xếp nên thay đổi, chẳng hạn mùa xuân thì màu sắc tươi tắn, màu hạ thì mùa thanh, đạm, mùa thu thì dùng màu hồng, mùa đông thì dùng màu xanh.
Cây xanh trưng bày trong nhà cần thống nhất với các đồ vật khác để đạt được vẻ đẹp hòan chỉnh. Nếu bài trí tốt càng tăng thêm thẩm mỹ. Căn cứ theo cách chơi của nghệ nhân thì có chừng 10 loại cây, chia ra làm ba bộ là thông dụng nhất. Bộ tứ linh thực vật gồm: Đa, sung, si, sanh, bộ tứ quý gồm tùng, cúc, trúc, mai (ứng với tứ bình, tứ thời); bộ tam đa gồm: vạn tuế, lộc vừng, sung đang ra quả (ứng với Phúc – Lộc - Thọ); bộ tứ quý bày trong nhà, mặt trước là nam quân tử: tùng, trúc mặt sau là nữ khuê phòng: cúc mai. Ngoài ra, còn có thể điểm xuyết các loại cây thiết mộc lan, vạn niên thanh, trúc Nhật…
Làm như vậy, chúng ta sẽ đưa thiên nhiên bao la vào nhà, tạo nên vẻ đẹp và sự ấm cúng cho căn phòng.
1. Cây tre
Tên khoa học: Chamaedorea Seifrizii
Khả năng: loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde.
Ích lợi:
- Tăng cường cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào.
- Có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.
2. Cây cọ
Tên khoa học: Rhapis Excelsa
Khả năng: loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm.
Ích lợi:
- Là mộtt rong những cây trồng tốt nhất có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Rất phổ biến và dễ chăm sóc.
3. Cây cau
Tên khoa học: Chrysalidocarpus Lutescens
Khả năng: loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà.
Ích lợi:
- Đẹp, phổ biến và dễ chăm sóc, phù hợp với mọi kiểu decor.
- Dễ trồng và nuôi dưỡng, lá của cây có thể rủ xuống nhẹ nhàng nên sẽ làm dịu và phục hồi bất cứ môi trường nào cho dù là nhà ở hay văn phòng.
4. Cây thường xuân
Tên khoa học: Hedera Helix
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Là một loại cây khoẻ, phổ biến, thường được trồng ở những nơi công cộng.
- Rất dễ trồng và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao.
5. Cây huyết dụ
Tên khoa học: Dracaena Deremensis "Janet Craig"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trichloroethylene.
Ích lợi:
- Là loại cây cảnh đẹp, dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng.
- Vẫn sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên.
- "Janet Craig" là giống huyết dụ tốt nhất có khả năng loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống.
6. Cây có lá dày xanh bóng
Tên khoa học: Ficus Robusta
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Một loại cây được ưa chuộng của những người sống trong triều đại Nữ hoàng Victoria.
- Sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp.
- Có khả năng loại bỏ các độc tố từ bất cứ môi trường trong nhà nào.
7. Cây chà là
Tên khoa học: Phoenix Roebelenii
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene.
Ích lợi:
- Phát triển chậm hơn và chỉ có thể đạt tới độ cao khoảng chừng 1,7m tới 2m.
- Có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng,
- Nếu khéo chọn, cây có thể sống rất lâu.
8. Cây sung cảnh
Tên khoa học: Ficus Macleilandii "Alii"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Dễ chăm sóc hơn cây Si nhưng có thể rụng ít lá khi chuyển sang môi trường mới.
- Có 3 dạng sung cảnh: cây bình thường, cây bụi và cây bện.
- Là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng cho nhiều mục đích trang trí.
9. Dương xỉ Boston
Tên khoa học: Nephrolepis Exaltata "Bostoniensis"
Khả năng: loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
Ích lợi:
- Rất phổ biến và là một trong những nhóm thực vật cổ xưa nhất.
- Đẹp và tươi tốt, thích hợp cho mọi môi trường trong nhà nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
10. Cây huệ hoà bình
Tên khoa học: Spathiphyllum sp
Khả năng: loại bỏ được cồn, acetone, trichloroethylene, benzene và formaldehyde.
Ích lợi:
- Là cây trồng khoẻ, tươi tốt, đẹp với hoa trắng và mang lại năng lượng tốt.
- Dễ chăm sóc và là một giải pháp tốt cho thị giác. Hãy trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời.
(ST)