Bài văn khấn mùng 1 tết

Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần, và ngày mùng 1 Tết là ngày cúng đầu tiên.



Theo phong tục ngày Tết, thì ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 Tết, nếu tháng thiiếu), thì nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu trong 3 ngày Tết, để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với Tổ tiên. ( Đến khi nào hóa vàng tức là ông bà đi khỏi)






VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG MỘT TẾT

Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm …………………..
Chúng con là: ………………………………Tuổi……………
Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …………….
Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

Lễ tạ (Lễ hoá vàng)

Lễ tạ, lễ hoá vàng hay còn gọi là Tết Khai hạ. Đây chính là ngày làm lễ dâng hương “bế mạc” dịp Tết Nguyên Đán để mọi người tiếp tục công việc thường nhật của mình.

Theo tục xưa để lại thì lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch.

Theo sách “Phương sóc chiêm thú” thì sở dĩ lễ tạ được tiến hành vào ngày 7 Giêng là vì ngày thứ bảy đầu năm mới là “ngày của Người” (Nhân nhật); còn các ngày khác từ mồng một Tết Nguyên Đán đến mồng Tám tháng Giêng là các ngày của các giống động vật và thực vật:

Mồng Một là ngày của giống Gà, mồng hai là của giống Chó, mồng ba của giống Lợn, mồng bốn của giống Dê, mồng năm của giống Trâu, mồng sáu của giống Ngựa, mồng Tám của giống Thóc (lúa).

Vào chiều ngày ấy, ngày nào đẹp trời thì giống thú hay thực vật của ngày ấy sẽ khoẻ mạnh, tốt đẹp trong cả năm đó. Hiện nay nay vẫn có người tin vào những “điềm” báo trước ấy để có những “tiên đoán” cho cả năm.

Ngày nay tuỳ hoàn cảnh cụ thể công việc của mỗi nơi người ta có thể tiến hành Lễ tạ vào các ngày khác như vào mồng hai, mồng ba ... chứ không cứ phải vào mồng Bảy. Xem thế thì thấy người Việt Nam hiện nay chủ yếu căn cứ vào hoàn cảnh công việc mà làm lễ tạ chứ không câu nệ vào cái “Lý” của sách cổ “Phương sóc chiêm thú” nói ở trên. Tục cũng phải thay đổi theo hoàn cảnh là vậy.

Ý nghĩa quan trọng lễ tạ của người Việt Nam là ở chỗ: Tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia Tiên ... đã về chứng giám cho lòng thành và sự vui vẻ của những người đương sống nhân dịp Tết đầu năm và cầu xin các đấng cao minh. Tiên tổ gia cát, phù trì cho mọi người trong gia đình tiếp tục bước vào cuộc sống may mắn, phát đạt mọi bề suốt cả năm mới.

Với ý nghĩa đó, không có gia đình Việt Nam nào, xưa cũng như nay, đã dâng hương cúng lễ Giao thừa hay sáng mồng một Tết mà lại bỏ qua làm lễ dâng hương khai hạ, thậm chí những người có điều kiện còn tổ chức buổi lễ tạ khá lớn, mời họ hàng thân thích, bạn bè cùng đến dự và bàn tính dự kiến công việc đầu năm.

Nét khác biệt trong việc dâng hương vào dịp Tết Nguyên Đán so với các dịp lễ, tiết khác trong năm là ở chỗ vào suốt dịp Tết Nguyên Đán, kể từ Lễ tất niên vào chiều ngày 30 năm cũ, tháng chạp cho tới hết lễ tạ, trên các ban thờ trong nhà hương, đèn (nến) không bao giờ không thắp, ngày cũng như đêm. Các phẩm vật dâng cúng dịp Tết như tiền, vàng (đồ hàng mã), bánh chưng, mứt kẹo, ngũ quả, trầu cau .v.v... cũng chỉ được phép hạ xuống vào sau buổi lễ dâng hương khai hạ, trừ các lễ cúng mặn không thể để dài ngày như xôi, thịt ... thì có thể hạ lễ ngay sau mỗi tuần hương dâng cúng vào các buổi, các ngày trong dịp Tết Nguyên Đán.

Sở dĩ phải như vậy vì tục tín ngưỡng cho rằng trong suốt dịp tết Nguyên Đán trước khi làm lễ khai hạ thì các bậc Thần minh và Gia Tiên luôn luôn ngự trên ban thờ. Nếu để hương, đèn (nến) tắt, tự tiện hạ các phẩm vật trước khi Lễ tạ là bất kính đối với Thần minh và Tiên tổ.

Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” - Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế trước khi dâng hương Lễ tạ ngày xưa người ta cũng có đốt Pháp mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa nữa.

Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần nhang - thì trước tiên phải thực hiện việc hoá vàng tiền (đem đốt đi). Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hoá riêng theo thứ tự: Gia Thần trước, Gia Tiên sau - từ các bậc cao nhất đến dưới. Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái, và khấn “Con xin thiêu hoá tiền vàng, quần áo .v.v... thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Ngày nay, nhiều người làm ăn, buôn bán, sau lễ tạ đều có kén chọn giờ tốt, ngày tốt để khai trương cửa hàng, cửa hiệu.


VĂN KHẤN LỄ TẠ NĂM MỚI


            Na Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)

            Kính lạy:

- Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn Thần.

- Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ Địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.

- Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng ...... tháng giêng năm ..........
           Tín chủ chúng con: ...........
           
Ngụ tại: ................................

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật phù tửu lễ nghi, cung trần trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới. Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
                                Cẩn cáo

(St)

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo nghi lễ văn hóa dân tộc
Cách chọn hướng đặt bàn thờ
Thờ cả bố mẹ vợ thì phải có 5 bát hương
Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ