4 cách sơ cứu bé bị hóc nghẹn mẹ phải biết

Trẻ trong độ tuổi 1-3 rất có khả năng rơi vào các tình huống nguy hiểm này. Rủi ro có thể đến từ bất cứ “sát thủ vô hình nào”: tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch… Nếu đột nhiên thấy có con biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện.

Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu

Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Hy vọng những thông tin trên đây thật sự có ích cho bạn để mỗi nụ cười của bé yêu là một đóa hoa rạng ngời trong lòng bạn.