Giấm không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt, chúng còn có tác dụng khử mùi và làm sạch một số món ăn. Giấm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axit amin và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có trưng bán nhiều giấm giả được pha chế bằng axit dán mác giấm gạo, đánh lừa người tiêu dùng, gây ra nhiều tổn hại đối với sức khỏe.
1. Giấm pha bằng axit sẽ thẩm thấu vào dạ dày, khiến dạ dày bị bào mòn và gây thủng. Ngoài ra, giấm pha axit có thể giết chết các men tiêu hóa, làm cho độ pH cơ thể giảm, tác động lên thần kinh làm hại phổi, thận,…
Bên cạnh đó, thức ăn chế biến bằng giấm pha axit sẽ không hài hòa về chua - ngọt, không đạt được vị thơm dịu nhẹ. Vậy phải làm sao để phân biệt được giấm gạo và giấm pha bằng axit? Cùng làm theo chúng tôi nhé.
2. Dựa vào giá thành: giấm pha axit rẻ hơn so với giấm gạo vì axit axetic có giá thành rất rẻ. Vì vậy, so với giấm gạo, các loại giấm kém chất lượng tràn lan trên thị trường chỉ với giá từ 3.000-5.000 đồng/chai 500ml.
3. Dựa vào màu sắc: Đối với giấm pha chế bằng axit, chúng sẽ có màu trong suốt và không vẩn cặn do bản thân loại giấm này không có các thành phần tinh bột, các chất cao phân tử,… Vì vậy, khi mua giấm chị em cần chọn những chai giấm có mảng kết tủa do xác giấm bị lão hóa và khi lắc bọt trong chai chậm tan
4. Dựa vào hương vị: Giấm pha axit có bổ sung chất tạo hương trong quá trình sản xuất nên mùi hương của nó khi cảm nhận thường là mùi của este hoặc cồn. Đồng thời, nếm giấm pha axit sẽ cho vị chua gắt, hắc.
Trong khi đó giấm do lên men tự nhiên sẽ có hương thơm dịu nhẹ và không bay lên ngay khi ta mở nắp. Ngoài ra, giấm gạo đem lại cho vị giác một hỗn hợp chua thanh và ngọt.
Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!