Theo phong thủy, chuông gió là vật đem lại may mắn, xóa giải vận rủi, nhưng nếu các bạn không biết cách treo sẽ nguy hiểm. Hãy tham khảo cách treo chuông gió chuẩn dưới đây để đêm may mắn vào nhà nhé.
Chuông gió là đại diện của âm thanh trong phong thủy. Chuông gió được sử dụng rộng rãi nhằm khắc chế những nguồn năng lượng tiêu cực, xua tan ám khí, biến hung thành cát và đồng thời lưu chuyển những nguồn sinh khí, năng lượng tốt đến cho gia chủ.
Chuông gió có 2 vai trò chính là chữa bệnh và tăng nguồn năng lượng. Chuông gió thuộc về không gian bên ngoài của ngôi nhà, ví dụ như ban công, hiên nhà, sân hoặc vườn.
Có 3 nguyên tắc chính chọn vị trí treo chuông gió hợp phong thủy nhất đó là: chất liệu, số thanh và biểu tượng mà nó tượng trưng.
Một chiếc chuông gió làm bằng kim loại có thể treo ở hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.
Chuông gió làm bằng gỗ hoặc tre có thể treo được ở hướng Đông, Đông Nam và Nam.
Chuông gió làm bằng sứ hoặc đất nung, hãy treo chúng vào khu vực phong thủy dành cho gỗ và đất như trung tâm ngôi nhà, hướng Đông và Đông Nam.
Không nên treo chuông gió ở hai hướng Đông Bắc, Tây Nam vì hai hướng này là quỷ môn quan tức là hai cửa xấu.
Để tăng cường vận may, nên dùng chuông gió có 6 hoặc 8 thanh.
Để tăng cường những thuận lợi về mặt quan hệ xã hội, hãy treo chuông gió gồm 2 hoặc 9 thanh bằng pha lê, hoặc gốm sứ ở góc Tây Nam của phòng khách. (Lưu ý, không áp dụng phương pháp này trong phòng ngủ hoặc phòng học)
Để thu hút những người có nhiều ảnh hưởng và thế lực, nên dùng chuông gió có 6 hoặc 8 thanh kim loại và treo ở góc Tây Bắc của phòng khách.
Để ngăn chặn vận rủi gây ra bởi những cấu trúc đối nghịch hoặc những mũi tên độc, sử dụng chuông gió 5 thanh kim loại
Một lưu ý nữa khi treo chuông gió là nên chọn loại chuông gió có số tầng phù hợp với không gian chứ không nên chọn loại chuông quá to. Thông thường, nên dùng chuông từ 1 - 3 tầng.