7 việc cha mẹ nên làm mỗi khi con cãi lại

Cư xử thiếu tôn trọng luôn là vấn đề xảy ra với nhiều đứa trẻ. Và nhiệm vụ của người lớn là cần phải dạy trẻ cách cư xử với người khác như thế nào để thế hiện sự tôn trọng và tử tế...

1. Hãy bình tĩnh: Thật chẳng dễ dàng gì để giữ bình tĩnh khi con bạn đang tỏ ra thô lỗ. Nhưng nói chuyện với trẻ khi cả hai bên thiếu sự tôn trọng chỉ làm mọi chuyện tồi tệ thêm. Hãy thở sâu, đếm từ 1 tới 20 và hãy cố giữ bình tĩnh để có thể sáng suốt giải quyết vấn đề.

2. Giải mã các hành động của trẻ: Hãy nhìn sự việc dưới góc nhìn của trẻ. Ta có làm gì để chúng khó chịu không? Chúng có đang cảm thấy bất lực? Bởi phản ứng của con trẻ là sự thể hiện của những gì chúng đang cảm thấy bên trong. Chỉ là chúng đang không tìm thấy được từ ngữ thích hợp cho việc diễn tả cảm xúc đó mà thôi.

3. Thông cảm: Hãy giúp đỡ bé cảm nhận được rõ tâm trạng của chúng bằng những cử chỉ đáp lại mang đến sự thông cảm. “Có vẻ như mẹ đã không công bằng với con” hoặc “Mẹ biết là con buồn khi phải ăn một mình”. Bạn không cần thiết phải đồng tình với tâm trạng của trẻ, chỉ đơn giản tỏ ra là bạn đang cố gắng cảm nhận và hiểu vấn đề theo cách của chúng.

4. Để ý thời gian sinh hoạt của trẻ: Tâm lý của một số trẻ bị ảnh hưởng do hạ đường huyết, đói hoặc khát. Một số khác rất nhạy cảm đối với kích thích môi trường hoặc bị thiếu ngủ. “Bé đã ăn bữa gần nhất lúc mấy giờ?”, “Con có muốn uống nước không?”. Hãy đề nghị trẻ theo cách khác “Mẹ đi kiếm gì ăn đây. Con có muốn ăn gì không?”.

5. Cứ từ từ…: Rất dễ để cơn giận dữ lôi bạn đi khi sự chán nản và cảm xúc lẫn lộn đang ngập tràn trong trí óc bạn. Thay vì để cho bản thân trở nên tức giận, bạn hãy thử “phanh” lại xem sao: “Ồ, mẹ rất muốn nghe con nói. Nhưng con đang nói nhanh quá mẹ chẳng thể hiểu gì cả. Hãy nói chậm thôi để mẹ còn nghe với”.

6. Mặc kệ: Đôi khi tốt nhất là không nên đáp lại, đặc biệt khi bạn biết con bạn đang đói hoặc mệt hoặc đang ở trong chế độ “chiến đấu” – hoặc giả bạn không thể ngừng lại việc đáp trả trẻ bằng những lời lẽ tức giận, thiếu tôn trọng hay mỉa mai. Tất nhiên, bạn không thể mặc kệ trẻ mãi mãi. Đến khi nào cả hai cùng bình tĩnh lại, bạn có thể nói chuyện với trẻ về những gì đã xảy ra và làm thế nào để cải thiện trong lần kế tiếp.

7. Hãy kết nối với trẻ: Nếu con bạn cư xử không đúng đắn, điều cuối cùng trong tâm trí là hãy ôm ấp, vỗ về nó. Đối với nhiều đứa trẻ, kết nối, quan tâm tới chúng chính xác là những gì mà chúng muốn. Nếu như có thể bỏ qua mọi hành vi, mọi cơn tức giận, bạn sẽ thấy đứa trẻ đang bị tổn thương và thực sự cần được vỗ về. Đôi khi, một cái ôm có hiệu quả hơn rất nhiều lời nói.