Điều duy nhất bạn cần làm để cứu tính mạng khi thang máy rơi tự do

Sự thuận tiện của thang máy là điều không thể bàn cãi. Bạn có thể đi một cái “vèo” từ tầng 1 lên đến tầng tầng 50 của một nhà chọc trời một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện đó lại tiềm ẩn một nỗi ám ảnh mà không ai không khỏi kinh hãi: “Thang máy rơi“.

Xét về mặt thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0.00000015%.

Phần lớn các tai nạn thang máy gây tử vong và thương tích xảy ra trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng của công nhân, tiếp theo là những người bị kẹt ở cửa thang máy hoặc hụt chân khi thang máy dừng ở giữa hai tầng.

Nhưng chẳng may, vào một ngày mà bạn rơi vào 0.00000015% kia. Bạn nên làm điều gì ?

Nhiều người cho rằng khi thang máy rơi tự do thì nên giữ thăng bằng, bám chặt thanh nắm của thang máy, tựa lưng vào thành, đầu giữ thẳng, hạ thấp đầu gối để trọng tâm vững, tránh tổn thương nếu có va chạm mạnh?

TUYỆT ĐỐI KHÔNG! Đó là quan niệm không những không giúp bạn tránh khỏi chấn thương mà hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tính mạng!

Việc đứng thẳng hoặc co rúm người lại khiến chân của bạn phải chịu toàn bộ lực mà đáng lẽ phải được toàn bộ cơ thể phân chia hứng chịu.

Các bộ phận khác như các đốt sống, cổ… cũng phải chịu lực tương tự như vậy mà hậu quả là chùn các lớp sụn, khớp ở toàn thân, khiến tính mạng chúng ta gặp nguy hiểm hơn nhiều.

Vậy còn giả thuyết “Việc nhảy lên gần thời điểm thang máy tiếp đất sẽ khiến bạn tránh được những va chạm mạnh”?

TẤT NHIÊN KHÔNG! Điều này chỉ hữu dụng với thang máy rơi tự do trong khoảng cách ngắn, có vận tốc thấp (Ví dụ: rơi từ tầng 3, ở khoảng cách 7m xuống đất).

Còn nếu rơi từ vị trí cao hơn, theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy khoảng 160km/h nhưng con người chỉ có thể nhảy 3 – 4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn!

VẬY CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?

Đầu tiên, hãy cố loại bỏ trong đầu những sự sợ hãi mà có thể xảy đến với bạn và phải thật bình tĩnh.

Tiếp theo, bạn hãy ghi nhớ phương pháp này: thay vì đứng thẳng, bạn nên nằm thẳng trên sàn nhằm san sẻ tác động của trọng lực lên toàn cơ thể bạn. Khi đó, mọi bộ phận cơ thể sẽ ít bị áp lực, giảm nguy cơ chấn thương.

Bất kì thang máy nào cũng có bộ phận giảm sốc đặt dưới đế. Khi bạn nằm yên trên sàn, bạn và thang máy là một khối, bạn sẽ được bộ phận giảm sốc “hỗ trợ”.

Trường hợp ít “đen” hơn là thang máy bị kẹt cứng khi đang di chuyển. Bạn hãy bấm nút mở cửa hoặc bấm nút cứu hộ cũng như đập cửa hay gọi thật to để nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài.

Ngoài ra, bạn đừng có dại dột mà leo ra ngoài thang máy ! Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin lại là phương án an toàn nhất.