Bấm huyệt chữa bệnh táo bón tác dụng rất nhanh

Bấm huyệt chữa bệnh táo bón tác dụng rất nhanh.Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: viêm đại tràng, nằm lâu, suy nhược cơ thể... Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp phòng trị độc đáo cho chứng bệnh này.







BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH TÁO BÓN

Hướng dẫn tự xoa bóp, bấm huyệt phòng trị táo bón


Độ khó: Cực dễ

Xoa khung đại tràng

Nằm ngửa, tĩnh tâm, thả lỏng người dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng, chậm rãi rộng khắp ổ bụng sát vào hố chậu hai bên thuận chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 5 - 10 phút. Mỗi ngày làm hai lần vào buổi sáng lúc ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Động tác này là phương pháp tác động gián tiếp bộ máy tiêu hoá có công năng kích thích tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố thuận lợi.


Bấm huyệt: Sau khi xoa bóp lần lượt day bấm các huyệt như thiên khu, hạ quản, khí hải, túc tam lý, thượng cự hư, đại chung, tam âm giao mỗi huyệt 2 - 3 phút với lực nhẹ nhàng, chậm rãi khoan thai. Day bấm các huyệt này vừa có tác động tại chỗ đồng thời là những huyệt mộ, huyệt hợp của kinh vị và đại tràng, huyệt nâng cao chính khí và phần âm cho cơ thể, từ đó giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất lẫn đào thải độc tố.

Vị trí các huyệt: Thiên khu từ rốn đo ngang ra 2 bên mỗi bên 4cm; Hạ quản từ lỗ rốn thẳng lên 4cm; Khí hải từ lỗ rốn xuống 3cm; Túc tam lý thì duỗi thẳng chân tìm điểm hõm phía ngoài đầu gối rồi đo xuống theo xương mào chày 6cm đo ra ngoài 2cm; Thượng cự hư từ huyệt túc tam lý đo xuống 6cm; Đại chung từ trung điểm của điểm cao nhất mắt cá trong và gân gót đo lên 1cm; Tam âm giao từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 6cm huyệt ở sát bờ sau - trong xương chày.

Xoa day miết hố chậu trái


Sau khi bấm huyệt xong dùng 5 đầu ngón tay trỏ phải nhẹ nhàng xoa day hố chậu trái từ trên xuống dưới theo vòng xoáy chân ốc, động tác nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút. Động tác này có tác dụng kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trực tràng để hỗ trợ cho quá trình bài tiết chất thải.

Hướng dẫn tự xoa bóp phòng chống táo bón

Có hai loại táo bón: cơ năng và thực thể. Loại cơ năng thường do chức năng của hệ tiêu hoá bị rối loạn, nhu động ruột suy giảm, chế độ ăn thiếu chất xơ, nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động thể lực... Đối với táo bón cơ năng, y học cổ truyền có rất nhiều phương thức giải quyết, trong đó có một biện pháp hết sức đơn giản là tự xoa bóp và day ấn một số huyệt vị châm cứu. Quy trình tự xoa bóp phòng, chống táo bón để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Độ khó: Trung bình

Thở và xoa bụng

Nằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ, từ từ thót bụng để thở ra, đẩy nhẹ nhàng không khí qua mũi hoặc qua miệng. Khi bụng đã thót hết mức, ngừng thở trong giây lát rồi sau đó từ từ phình bụng hít vào. Thở luân phiên như vậy trong 3 - 5 phút. 

Tiếp đó dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 50 vòng. Hai động tác này có tác dụng xoa bóp dạ dày và ruột gián tiếp qua da, kích thích và điều hoà nhu động ruột, giúp cho quá trình bài tiết chất thải trong ruột được dễ dàng. 

Hơn nữa, theo quan niệm của y học cổ truyền, cách thở như trên sẽ giúp cho tạng phế thải trừ được nhiều trọc khí, hấp thu được nhiều thanh khí để kết hợp với tinh khí của đồ ăn thức uống do tì vị vận hoá mà thành, tạo nên tông khí giúp phục hồi và duy trì công năng sinh lí bình thường của các tạng phủ trong nhân thể.

Day bấm huyệt Thiên khu

Dùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn, tiến hành day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Thiên khu: từ rốn đo ngang ra 2 tấc, mỗi bên có một huyệt. Huyệt vị này ngang hàng với rốn, được xem như là chốt điều hành chức năng của tràng vị (dạ dày, ruột) nên có tên là Thiên khu. 

Day bấm huyệt Thiên khu có công dụng điều hoà và nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hoá, nhuận tràng thông tiện, điều hoà kinh nguyệt và chống ứ trệ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, táo bón, ỉa chảy và kiết lị.

Day bấm huyệt Khí hải

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Khí hải : ở dưới rốn 1,5 tấc. Theo cổ nhân, trong trị liệu táo bón, nhất là ở những người có tuổi, nên phối hợp kích thích huyệt Thiên khu với huyệt Khí hải: Khí hải là bể sinh ra khí, tác động hợp lí huyệt vị này sẽ làm ấm hạ nguyên (phần dưới cơ thể), làm mạnh thận dương, tựa như cho thêm củi đốt vào dưới nồi. Thiên khu là huyệt Mộ của đường kinh Đại trường, có công năng hoà vị thông trệ, giúp cho ruột già truyền tống chất cặn bã ra ngoài.

Day bấm huyệt Túc tam lí

Dùng ngón tay hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Túc tam lí: sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khấc ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

Theo y học cổ truyền, Túc tam lí là huyệt, có công năng điều hoà trung khí, hoà trường tiêu trệ, sơ phong hoá thấp, thông điều kinh lạc khí huyết, là một trong những huyệt thường dùng để chữa các bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá. Huyệt Túc tam lí có tác dụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột.

Xát hố chậu trái

Dùng cạnh trong bàn tay trái xát hố chậu trái từ trên xuống dưới và ngược lại khoảng 30 lần, cũng có thể dùng thêm bàn tay phải hỗ trợ cho bàn tay trái (ảnh 5). Thao tác này có tác dụng kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trực tràng để hỗ trợ cho quá trình bài tiết chất thải. 

Khi muốn đi ngoài thì dùng lực của ngón tay cái hoặc ngón tay giữa ấn huyệt Thiên khu bên trái sao cho đạt được cảm giác đau tức, tiếp tục ấn sẽ có cảm giác muốn đi ngoài, có thể nín thở để làm tăng thêm áp lực của ổ bụng thì có thể đi ngoài được, một lần chưa hiệu quả thì có thể làm đi làm lại vài lần.

Quy trình trên cần được thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi ngày từ 1 - 2 lần. Nếu kết hợp với rèn luyện thể lực và điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí thì hiệu quả phòng chống táo bón chắc chắn và bền vững.


CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN HIỆU QỦA KHÁC

Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin… Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp Táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khát, hay lở loét miệng, tính tình cáu gắt. Dùng bài thuốc sau: Lá dâu 100g, vừng đen 100g, mạch môn 100g, sa sâm 200g. Tất cả các vị này rửa sạch, để khô rồi xay thành bột mịn, mỗi ngày trộn 10 - 20 g với mật ong uống. Ngày uống 2 lần.

Vừng đen có tính mát chữa táo bón rất tốt

Táo bón do thiếu máu ở phụ nữ sau đẻ, người mới ốm dậy: Khó đại tiện, người gầy còm, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Dùng bài thuốc: Thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trường lực cơ giảm với các triệu chứng cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí trệ, thường gặp ở những người ngồi lâu, ít hoạt động hoặc do viêm đại tràng mạn tính. Dùng bài thuốc: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 10g, vừng đen 10g, chút chít 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Thảo quyết minh : Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.

Chữa táo bón bằng các món canh

1. Món canh:
- Rau mồng tơi.
- Rau dền đỏ.
- Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.

2. Khoai lang củ:
Nấu chín ăn mỗi ngày.

3. Dầu vừng (mè đen): 10 ml.
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).

4. Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

5. Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.

6. Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

7. Giá  Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

8. Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

Ngoài ra, để phòng ngừa chứng táo bón không nên dùng những thức ăn cay nóng và đồ uống chứa nhiều chất kích thích, nên dùng rau xanh, hoa quả; tránh ngồi lâu, nên vận động (đi lại…); bồi bổ sức khỏe, để cho cơ thể không bị hư suy.

Táo bón là một triệu chứng xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt hay gặp ở người lớn tuổi. Nếu không được chữa trị sớm, táo bón sẽ gây nhiều biến chứng.

PGS-TS-BS Lưu Thị Hiệp - Trưởng khoa Đông y BV Đa khoa Hồng Đức III (TP.HCM) cho biết, để tránh táo bón không cần dùng những loại thuốc đắt tiền, mà chỉ cần các món ăn thường dùng như rau củ quả được chế biến dưới nhiều dạng: canh, rau luộc, chè, trái cây… cũng có hiệu quả cao. Cụ thể:

1. Canh chua đậu bắp:

Đầu cá lóc tươi, rửa sạch. Đậu bắp rửa sạch cắt đoạn 4cm, cà chua xắt ra thành từng múi, giá rửa sạch ngâm nước cho trắng, me cạo sạch vỏ ngoài. Nấu chín me, vớt ra tô, dằm me cho ra hết chất chua, nêm vào một ít đường, muối. Khi nước sôi, cho cá, đậu bắp vào, nêm vừa ăn. Khi đậu bắp chín cho giá và cà chua vào, nhấc nồi xuống, sau đó cho vào rau thơm như: rau quế, rau om, ngò tây.

Chú ý: Người có hội chứng dạ dày - tá tràng không nên ăn canh chua. Ngoài ra, có thể ăn canh mồng tơi, rau ngót nấu với tôm hay thịt hoặc canh rau đay. Rau đay nấu với cua đồng có tác dụng nhuận tràng.

2. Chè nha đam (lô hội):

Dùng khoảng hai lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần trắng bên trong nấu với đậu xanh, hoặc có thể ăn sống bằng cách gọt bỏ vỏ xanh, cắt phần trắng ra thành miếng nhỏ, trộn với đường cát trắng và cho một ít nước đá vào ăn. Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi), liều cao: 200 - 500mg (10 - 20 lá tươi).

Chú ý: Không sử dụng lô hội đối với người đang có thai, đang hành kinh, người bị tiêu chảy, người có tỳ vị hư hàn (da xanh, tiêu chảy, đau bụng khi ăn thức ăn sống lạnh như: dưa leo, nước đá). Ngoài ra, còn có chè đậu đen, chè mè đen.

Người bị táo bón nên uống nhiều nước, ăn hai trái chuối chín mỗi ngày để có tác dụng nhuận tràng. Người ốm đang bình phục sau khi ốm, nên nấu chuối chín để ăn. Hoặc có thể bổ sung khẩu phần ăn chứa nhiều magiê như: sữa, kê, đậu đũa, khoai lang. Magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột. Mỗi sáng khi thức dậy, cần uống một ly nước lạnh (nước sôi để nguội, nước khoáng) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Trong ngày uống khoảng 6 - 8 ly nước. Người lao động trong điều kiện nóng ẩm, những ngày nóng bức, cần uống từ 2 lít đến 2,5 lít/ngày. Thức uống có lợi cho người bị táo bón là nước trái cây, lá hoa actisô….

Đồng thời, người bị táo bón cần hạn chế các thức ăn có ít hoặc không có chất xơ như: kem, phô mai, thịt, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh ăn các thức ăn nhanh, thức ăn tinh chế như: cháo, xúp đặc chứa nhiều khoai tây, cà rốt nghiền, thức ăn chứa chất kích thích như: tiêu, ớt, nước chè đặc, ca cao. Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá và cả những trái cây có vị chát như: sim, ổi.

Những bài thuốc dân gian chữa táo bón

Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, xoa bụng hoặc dùng bài thuốc sau.

1. Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

2. Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

3. Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

4. Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

5. Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

6. Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

7.Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

CÁCH PHÒNG BỆNH TÁO BÓN ĐƠN GIẢN


Nguyên nhân gây ra chứng táo bón rất đa dạng nên người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán kỹ, xác định đúng căn nguyên để điều trị, nhằm đề phòng mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư trực tràng, đại tràng, hậu môn …

Người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng các chất cay, nóng các loại rau gia vị có tinh dầu nóng...

Cách phòng bệnh chứng táo bón: người dễ bị táo bón cần chú ý giữ gìn trong ăn, uống. Cần kiêng ăn uống các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng; kiêng rượu, thuốc lào, thuốc lá. Hàng ngày phải đảm bảo đưa được một lượng nước khoảng 2 lít vào cơ thể bằng ăn cơm, canh, cháo súp, nước giải khát …

Song những người có bệnh suy thận, suy tim, huyết áp cao nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Những người có bệnh ngoài da, hay bệnh đường hô hấp dễ bị mắc chứng táo bón vì vậy cần chữa các chứng bệnh này tích cực để giảm thiểu táo bón.






Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Ăn gì chữa táo bón
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả .
Chữa bệnh táo bón bằng thuốc nam rất hiệu nghiệm -
Các món ăn trị bệnh táo bón
Bà bầu bị táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi








(ST)