Chữa bệnh tiểu đường bằng khí công y đạo
10 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không?
Những bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường cực hay
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng (thoát vị đĩa đệm) và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thuốc tây
Bấm huyệt chữa bệnh tiểu đường hiệu quả rõ rệt. Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Sau đây là cách bấm huyệt chữa bệnh tiểu đường.
XOA BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Có thể phân loại Đái tháo đường theo nguyên nhân, theo giai đoạn của bệnh, nhưng thông thường phân theo thể loại (type). Có 2 type đái đường:
Đái tháo đường type I (chiếm 9% tổng số bệnh nhân đái tháo đường): Thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi. Bệnh nhân đa số là gầy nên còn được gọi là đái đường thể gầy. Đái đường type I là do tụy mất khả năng tiết insulin.
Đái tháo đường type II (chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường): Hay xảy ra ở người cao tuổi, béo phì nhất là béo bụng, ít vận động thường có sự thiếu liên kết insulin với thụ thể và sau thụ thể trong nội bào, kết quả là mất đáp ứng với insulin
Xoa bóp thích hợp cho việc điều trị bệnh tiểu đường type II, sử dụng xoa bóp trị liệu có thể làm giảm liều lượng và giảm tác dụng phụ của thuốc.
1. Chẩn đoán
1.1. Triệu chứng điển hình là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và giảm cân. Nhưng đa số bệnh nhân khởi phát từ từ, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, ở những bệnh nhân béo phì có thể giảm cân. Có thể có ngứa da, mờ mắt và các triệu chứng khác.
1.2. Các xét nghiệm có thể được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.
1.2.1. Các triệu chứng + đường huyết huyết tương ngẫu nhiên ≥ 11.1mmol / L (200mg/dl).
1.2.2. Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 7,0 mmol / L (126mg/dl).
1.2.3. Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT): Glucose máu ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) (WHO khuyến cáo người lớn trong trạng thái nhịn ăn 12 giờ, uống 75 g glucose hòa tan trong 250-300ml nước, uống xong trong 5 phút, 2 giờ sau đó đo lại đường huyết).
1.2.4. Người không có triệu chứng cần phải tái xét nghiệm glucose hai lần ở hai thời điểm khác nhau, nếu lượng đường trong máu cao bất thường có thể được chẩn đoán Đái tháo đường.
2. Phân loại chứng hậu: Đái tháo đường có thể được chia thành các thể như sau:
2.1. Táo nhiệt thương phế: Phiền khát, uống nhiều, khô miệng và cổ họng, ăn nhiều, lượng nước tiểu nhiều, phân khô. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.
2.2. Vị táo tân thương: Phàm ăn, táo bón, khô miệng, muốn uống, gầy mòn. Lưỡi đỏ, vàng, mạch hoạt có lực.
2.3. Thận âm hư: tiểu nhiều lần, đục, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, khô miệng, môi khô, mất ngủ, buồn bã. Chất lưỡi đỏ, không rêu, mạch tế huyền sác.
3. Điều trị
3.1. Điều trị chung: Tư âm, thanh nhiệt, sinh tân.
Thao tác: Bệnh nhân nằm sấp, ấn day huyệt Vị quản hạ du (còn gọi là Tụy du - ngoại kinh kỳ huyệt: dưới gai sau D8 đo ngang 1,5 thốn - xem hình vẽ), bấm Thận du hai bên, xát dọc Bàng quang kinh, xát ngang huyệt Vị quản hạ du, xát xiên Thận du cho đến khi nóng lên (khoảng 10 phút), tư thế nằm ngửa day Trung quản, Lương môn, Khí hải, Quan nguyên, xoa bụng (khoảng 10 phút), và sau đó ấn day Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý; tư thế ngồi làm nội công xoa bóp đầu và tay.
Hình vẽ: Huyệt Vị quản hạ du
3.2. Điều trị theo thể bệnh:
3.2.1. Táo nhiệt thương phế: Nhuận phế sinh tân
Bệnh nhân nằm ngửa: day Nhân nghinh, Liêm tuyền, Trung phủ, Vân môn, bóp Kiên tỉnh, xát ngực sườn.
3.2.2. Vị táo tân thương: Dưỡng vị thanh nhiệt
Bệnh nhân nằm sấp: day Vị du, Tỳ du, tư thế nằm ngửa dùng thủ pháp đẩy ngón tay cái các huyệt Trung quản, Lương môn, Chương môn, Kỳ môn, Thái xung, Hành gian
Bệnh nhân ngồi: xát hai bên sườn.
3.2.3. Thận âm hư: Bổ thận cố tinh
Bệnh nhân nằm sấp: day Mệnh môn, Chí thất, xát dọc Bát liêu, xát ngang Thận du, Mệnh môn.
3.3. Phương pháp điều trị khác
Thuốc thành phẩm đông dược: Tiêu khát hoàn, Cam thược giáng đường phiến…
4. Đánh giá
4.1. Khỏi hẳn: Các dấu hiệu lâm sàng và các triệu chứng biến mất, không cần dùng các loại thuốc, xét nghiệm đường huyết nhiều lần bình thường.
4.2. Cải thiện: các triệu chứng chính cải thiện đáng kể, giảm liều thuốc hoặc không cần dùng thuốc, các xét nghiệm cơ bản được cải thiện.
4.3. Không có hiệu quả: triệu chứng và xét nghiệm không thay đổi.
5. Chú ý
5.1. Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường, và phải được áp dụng cho mỗi bệnh nhân. Tránh ăn quá nhiều, tránh thức ăn có lượng đường, dầu mỡ cao.
5.2. Giữ tâm trạng tốt, tránh căng thẳng, lo lắng.
5.3. Trước khi điều trị bằng xoa bấm huyệt, bệnh nhân đã sử dụng thuốc trị đái tháo đường, cần được tiếp tục uống thuốc kết hợp với xoa bấm huyệt. Căn cứ vào sự thay đổi lượng đường trong máu, dần dần giảm liều hoặc ngừng thuốc.
5.4. Bệnh nhân có thể làm công việc nhẹ nhàng phù hợp và tập luyện theo hướng dẫn của bác sỹ.
Cách làm như sau: Xem kỹ đồ hình nội tạng, xác định thật chính xác vị trí các huyệt rồi bấm theo thứ tự : 63, 7, 113, 37, 40. Mỗi huyệt nên bấm thành 2 vòng, mỗi vòng 30 lần/huyệt.
Ne pas se tromper : 37 se trouve à gauche du visage ...
Trong 5 huyệt trên, huyệt 63, 7, 113 phản chiếu tuyến tụy, hai huyệt 37, 40 phản chiếu lá lách. Cả 5 huyệt gộp lại tạo nên phác đồ chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả rất cao. Nhờ phác đồ này mà nhiều người đã thoát khỏi nanh vuốt của tiểu đường. Trong 5 huyệt trên có hai huyệt kép là 7 và 113.
Khi gặp huyệt kép, theo quy định phải bấm bên trái trước rồi bên phải sau. Ví dụ bấm 7 trái trước rồi bấm 7 phải sau.
Tùy theo tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 mà bấm thêm 1-2 lần trong ngày. Hết sức chú ý, không được lạm dụng bấm quá nhiều lần trong ngày để đường huyết hạ quá mức cần thiết. Muốn kiểm tra xem đường huyết hạ được bao nhiêu nên làm như sau: trước hết, hãy đo đường huyết trước khi chữa. Sau đó tự bấm huyệt theo phác đồ trên. Nửa giờ sau khi bấm huyệt mới kiểm tra lại, sẽ có kết quả thật chính xác.
Trên cơ sở đó, bạn lên kế hoạch chữa trị thật khoa học để bỏ dần, tiến tới bỏ hẳn không dùng thuốc mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Song song với bấm huyệt bằng Diện chẩn, các bạn nên quan tâm tới những yêu cầu sau :
- Ăn uống thật hợp lý, vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa hạn chế được thức ăn có nhiều glucid và lipid, nhằm tránh không cho đường huyết và chất gây xơ vữa động mạch tăng cao.
- Năng rèn luyện cơ thể phù hợp với sức khỏe, tuổi tác và môi trường sống như: tập dưỡng sinh, đi bộ, đi xe đạp...
Xoa bóp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Lưu ý: khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân thì nên đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để khám và làm các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt khi thấy cảm giác kiến bò, kim châm ở đầu chi thì phải đi khám ngay. Bệnh có tính chất mạn tính và có thể gây nhiều biến chứng do đó phải sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống và cách sống phù hợp.
CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC
Cách mới điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc điều trị
Insulin (dùng cho dạng typ1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:
Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)
Thuốc dùng cho dạng typ2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:
Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh – Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin
Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.
Sau đây là danh sách một số phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường:
1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.
4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.
Tìm hiểu chi tiết thông tin bài thuốc gia truyền chữa dứt điểm bệnh tiểu đường
Chẩn đoán qua hồng cầu
Chúng ta biết hồng cầu có nhiệm vụ đem đến ô xy và các dưỡng chất quan trọng trong đó có chất đường đến nuôi các cơ quan, nhất là các mạch máu vùng xâu vùng xa. Hồng cầu A1c gắn chất đường nên khi ta đo hồng cầu là gián tiếp đo lượng đường trong máu. Hồng cầu có đời sống từ hai đến ba tháng do đó khi có hồng cầu A1c là gián tiếp theo dõi đường huyết trong ba tháng trước đây. Số đo này rất chính xác và phản ánh hiệu quả điều trị trong thời gian qua.
Thầy thuốc khuyên nên giữ tỉ lệ hồng cầu A1c ổn định ít nhất là dưới 7% và theo dõi mỗi 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra mức độ ổn định đường huyết và gia giảm thuốc men. Hơn nữa, khi xét nghiệm, không cần nhịn đói và có thể lưu trữ nhiều giờ sau.
Khuynh hướng dùng insulin
Khuynh hướng mới sử dụng insulin tương đối sớm không chỉ cho tiểu đường loại một mà còn cho tiểu đường loại hai mới phát hiện có đường huyết trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c trên 10%. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dùng insulin sớm có lợi cho việc ổn định đường huyết, phục hồi tế bào beta tụy trạng và ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng.
Theo sinh lý bệnh, khi đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, mạch vành và não. Tăng đường huyết kéo dài gây tổn thương tế bào beta tụy trạng vĩnh viễn. Ngược lại, nếu kiểm soát tốt đường huyết, tế bào beta có thể phục hồi dần, ngăn chặn độc tính của đường đối với tế bào beta.
Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. (Ảnh minh họa)
Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. Hiện nay có nhiều loại insulin như loại tác dụng ngắn trước bữa ăn kết hợp tác dụng dài trước khi ngủ. Loại insulin hít hay dán rất thuận tiện.
Ngày nay, các chuyên gia chủ trương dùng insulin ngay từ đầu khi mới chẩn đoán tiểu đường có đường huyết tăng cao lúc đói trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c tăng cao trên 10%. Ngoài ra insulin còn dùng trong các sang chấn nặng hay đang mang thai.
Phương pháp cấy tế bào gốc
Trên đây là các phương pháp điều trị tuy mới nhưng vẫn là các phương pháp truyền thống, không thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường vì không thể tái sinh tế bào beta tụy trạng. Phương pháp đầy triển vọng hiện nay là cấy ghép tế bào gốc.
Với phương pháp này, tế bào gốc đa năng được đưa vào cơ thể biệt hóa thành các tế bào beta mới, khôi phục chức năng tuyến tụy khiến đường huyết được kiểm soát như trong cơ thể bình thường. Không những vậy, tế bào gốc đa năng còn tái tạo các mô của nhiều cơ quan khác nhau như mạch máu, gan thận nhằm phòng ngừa và điều trị các biến chứng của tiểu đường như xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch, bệnh lý gan thận, võng mạc.
Ngoài ra còn một ưu điểm nổi bật nữa là không sợ phản ứng phụ hay phản ứng thải ghép, không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời như ghép tụy tạng, ghép thận.
Bạn cần biết
Khái niệm tiền – tiểu đường hay rối loạn đường huyết cũng được y tế thế giới nêu ra nhằm nhấn mạnh vai trò tầm soát tiểu đường sớm. Mức độ rối loạn đường huyết thường là nguyên nhân đưa đến tiểu đường thực thụ sau này.
Hơn nữa, người ta nhận thấy trong giai đoạn tiền – tiểu đường, chất đường dù tăng nhẹ cũng ngấm ngầm tác hại đến các cơ quan tim mạch, thận, đáy mắt và các mạch máu vùng sâu vùng xa.
Tiêu chuẩn phân loại tiền – tiểu đường là A1c từ 5,7 đến 6,4% tương đương 100 – 126 mg mỗi lít máu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường là khi A1c > 6,5% tương đương 126 mg mỗi lít máu.
Thuốc Đông y điều trị tiểu đường
Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:
+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95%
+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.
+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.
+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.
+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả.
+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt.
+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi.
+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%
+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!
Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây, sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.
Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.
Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường bị nhẹ.
Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài): Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.
Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.
Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.
Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.
Gà ác hoàng k��: Hoàng kỳ sống 30 – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.
Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.
Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong
Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.
Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.
Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.
Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.
Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.
Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.
Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.
Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.
Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.
Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.
Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.
Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để diều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.
Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.
.
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
(ST)