Các bài tập về ấn huyệt được đề nghị sau đây được áp dụng cho việc chữa táo bón và tiêu chảy, hai vấn đề này thoạt nhìn là đối nghịch nhau, nhưng đó lại là sự hoạt động kém hiệu quả của cùng một hệ thống. Dù cả hai vấn đề tác động có cùng một cách chữa trị với những triệu chứng khá khác biệt nhau. Táo bón là một biểu hiện thông thường đến mức người ta không chú ý đến và nó trở nên mạn tính - một chứng thường gặp ở nơi người bị cao huyết áp. Người bị táo bón thường có cục u gò bên phía trái của rốn, đó là một lớp phân kết dính ở ruột. Người ở thành phố dễ bị táo bón hơn người ở nông thôn. Người già, phụ nữ, người có mang dễ bị táo. Khi thay đổi sinh hoạt như đi tàu xe, đi đến chỗ xa lạ, nhà tiêu quá bẩn, tâm lý là cố nhịn. Ấn huyệt cốt để lập lại trật tự nhằm điều hoà các hoạt động co thắt của kết tràng để các chất thải của cơ thể được thải trừ một cách bình thường. Ấn huyệt hàng ngày thật sự cần thiết nhằm giúp cho bộ phận tiêu hoá lấy lại trạng thái bình thường. Thời gian chữa trị thay đổi tuỳ theo thời gian bị táo, nhưng để vượt qua, ta cũng không thể nào ấn định thời gian chính xác được. Nhưng chỉ sau 8 hay 10 ngày, kết quả sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, cần cố tránh hết sức các hoàn cảnh gây ra táo bón. Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày đúng giờ để gây phản xạ. Các cơn tiêu chảy sẽ thường hơn và thấy nhiều ở những người dễ bị cảm xúc vì buồn phiền. Tiêu chảy sẽ xảy ra khi các hoạt động cơ bắp của kết tràngbị co thắt lại thay vì giữ sự đều đặn và ổn định thường ngày. Ấn huyệt giúp điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn, lấy lại sự hoạt động bình thường cho hệ thống tiêu hoá. Có thể chỉ 2 hay 3 lần chữa trị hàng ngày là đủ để vượt qua các rối loạn trên. Nếu bị tái diễn sau vài ngày thì hãy lập tức ấn huyệt. Bệnh sẽ tan biến dần.
Lưu ý: Không được ấn huyệt trên những người đang bị ung bướu. Không được tác động nhiều vùng bụng dưới khi bị đau nhói lúc chạm tay vào hay những đối tượng bị sốt dù nhẹ. Dầu không nguy hại, nhưng ấn huyệt sẽ không có tác dụng đối với những người bị tiêu chảy từ các nguyên nhân bên ngoài như do vi khuẩn hoặc chất màu trong thực phẩm. Trong các bài thực hành ấn huyệt chống lại sự táo bón và tiêu chảy, các lần ấn bấm đều được thể hiện trên các điểm chính ở vùng đầu và cổ. Điều này giúp làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh và làm cho trí óc được nghỉ ngơi.. Sau đó đến vùng lưng dưới để điều hoà huyết áp. Tiếp theo là vùng bụng dưới là phần quan trọng nhất của việc chữa trị. Kết thúc bằng việc ấn trên toàn vùng bụng đến khi sự co thắt biến mất và lấy lại sự mềm mại thường ngày. Đối tượng nằm sấp trên một cái mền xếp lại, hai cánh tay xếp dọc theo thân, trán đặt trên gối cứng hay trên một khăn lông xếp (hình 274).
Đầu và cổ Bắt đầu động tác này bằng cách quỳ trên đầu đối tượng, khá gần để có thể dễ dàng chạm đầu.
1.Để ngón cái phải trên điểm nằm giữa đầu (hình 275) và để ngón cái trái trên móng cái phải. Ấn mạnh (9kg) 3 giây. Trong lúc ấn đè về hướng sống lưng. Nghỉ.2.Ấn sâu lại về hướng sống lưng. Nghỉ.3.Ấn lại lần nữa.4.Thay tư thế hoặc đứng, hoặc quỳ, hoặc ngồi trên đối tượng, sức nặng của cơ thể đè trên chân, ấn ngón cái phải trên chỗ lõm nằm ở đáy sọ, nơi tiếp giáp với gáy. Ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Ấn mạnh (9 kg) 3 giây. Nghỉ.5.Ấn lại 2 lần nữa. Cột sống thắt lưngDi chuyển để đứng 2 chân 2 bên trên bắp đùi đối tượng làm thế nào để dễ dàng chạm đến phân nửa dưới sống lưng (hình 276). Đặt ngón cái trên cột sống này để tìm các lỗ khuyết nằm giữa các đốt sống (hình 277). Ấn trong các lỗ này bằng 2 ngón tay liên tiếp bắt đầu từ trên sống lưng đến cuối cột sống. Thẳng tay để ấn, sức nặng của cơ thể chuyển xuống bàn tay và các ngón cái.
Hai bên cột sống thắt lưngKhông đổi tư thế, đặt hai ngón cái ở hai bên cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn - hình 278 - 279). 1.Ấn vừa (7kg) bằng 2 ngón cái. 3 giây. Nghỉ.2.Di chuyển 2 ngón cái cách cột sống thắt lưng 2 ngón tay (1 thốn rưởi). Ấn lại.
HôngHai điểm cần ấn nằm hai bên thắt lưng. Điểm 1 nằm trên thắt lưng, cách đốt sống thắt lưng 2 ngón tay (1 thốn rưởi - huyệt Thận Du - hình 280). Điểm 2 nằm ở hai bên mông (huyệt Hoàng Khiêu - hình 280). Bắt đầu ở cạnh phải rồi sang trái. CổĐối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ bên phải, cạnh nửa thân trên, khá gần để không khó khăn khi chạm cổ. Các điểm ghi rõ trên hình vẽ chỉ mang tính tổng quát. Cần ấn bao trùm những huyệt ở vùng cổ. Bắt đầu dưới cằm và hạ dần đến cuối cổ, bằng cách dùng ngón trỏ, giữa của mỗi bàn tay, trái rồi phải luân phiên nhau (hình 281 - 282).
Bụng dướiQuỳ cạnh hông phải của đối tượng làm thế nào để tiếp xúc dễ dàng với vùng bụng từ giữa phần dưới lồng ngực đến bẹn (hình 283). Trên bụng, các điểm chạy dọc theo 5 đường thẳng từ
dưới lồng ngực đến bẹn (hình 284 - 285). Bạn ấn lần lượt trên các điểm tương ứng. 1.Hai ngón cái đặt cạnh nhau ngay dưới xương ức. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.2.Hạ thấp nửa đường đến rốn trên đường giữa. Ấn vừa. Nghỉ.3.Tiếp tục dọc theo đường giữa cách khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa trong 3 giây trên mỗi điểm đến xương mu.4.Tách các ngón cái ra và đặt chúng trên bụng cách đường giữa về phía mỗi cạnh 4 ngón tay. Ấn vừa và cùng lúc 2 ngón cái trong 3 giây.5.Tiếp tục dọc theo các đường này các điểm cách khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa 3 giây trên 2 điểm tương ứng mỗi lần. Nghỉ rồi tiếp tục lại cho đến bẹn.6.Đưa các bàn tay lên trên bụng, cách điểm khởi đầu 2 ngón tay về các phía. Ấn vừa (7kg) 3 giây. Nghĩ.7.Tiếp tục hạ thấp trên các đường này bằng cách chừa 2 ngón tay giữa các điểm cho đến bẹn. Ấn vừa trên mỗi điểm. 3 giây. Quỳ cạnh bụng đối tượng và để 2 lòng bàn tay trên bụng. Xoa đều và nhẹ với 2 lòng bàn tay chà cùng lúc (hình 286). Các bàn tay ấn nhẹ trên bụng dưới. Chú trọng đặc biệt đến phần dưới của bụng dưới.
BÀI TẬP KẾT THÚC
Đối tượng nằm duỗi thẳng tay trên đất phía sau đầu. Nắm các bàn tay và kéo nhẹ các cánh tay trong lúc đối tượng hít vào đầy phổi bằng mũi, duỗi thẳng chân và các ngón chân. Sau một lúc, thả lỏng cánh tay và các bàn tay trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng, cơ thể hoàn toàn thư giãn. Lập lại 6 lần động tác này.
THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY KHÁC
Bài thuốc từ rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
- Để phòng ngừa, hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
- Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
- Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.
. Bài thuốc từ cây ổi
Quả ổi là thứ trái cây giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hoá, có tác dụng hiệu quả với nhiều loại bệnh. Riêng đối với bệnh tiêu chảy, ổi có tác dụng làm se da, co mạch, giảm sự xuất tiết và kích thích ở màng ruột, làm dịu nhanh chóng các triệu chứng cấp của bệnh.
Để chữa tiêu chảy cấp, có thể sử dụng búp ổi hoặc lá ổi sắc lấy nước uống với nhiều cách khác nhau:
- Cách 1: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cách 3: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
- Cách 4: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần.
bài thuốc từ hồng xiêm xanh
Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:
Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
Cá diếc 250g, gừng tươi 30g, trần bì 10g, hạt tiêu 3g, gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, các vị thuốc thái vụn, cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi nhét vào bụng cá, cho cá vào nồi chế nước vừa đủ, hầm thật nhừ bằng lửa nhỏ, khi được chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn trung tán hàn, kiện tỳ lợi thấp, dùng cho trường hợp tiêu chảy do hàn thấp (như bài 1) và bồi bổ sức khỏe sau khi bị bệnh.
Lá dưa chuột tươi 1.000g, đường trắng 500g. Lá dưa chuột rửa sạch, thái vụn, đem sắc trong 60 phút rồi bỏ bã lấy nước, đem cô thật đặc bằng lửa nhỏ, sau đó cho đường trắng vào thấm hết dịch thuốc rồi đem sấy thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 10g bột thuốc hòa với nước nóng uống. Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, kiện tỳ chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3).
Hoa đậu ván trắng 30g, trứng gà 2 quả, gia vị vừa đủ. Đập trứng vào bát, cho hoa đậu ván trắng vào, chế đủ gia vị, đánh đều rồi tráng chín, ăn nóng. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, hóa thấp chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3) và bồi bổ sức khỏe sau khi bị bệnh.
Hoa đậu ván trắng 60g, lá trà 12g. Hoa đậu ván trắng sao đen rồi đem hãm với lá trà lấy nước uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, hóa thấp, chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3).
: Cà rốt tươi 2 củ, sơn tra sao 15g, đường đỏ lượng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái vụn rồi đem sắc kỹ cùng với sơn tra, khi được bỏ bã, chế thêm đường đỏ, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thuận khí tiêu thực, hóa tích chỉ tả, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do thương thực biểu hiện bằng các triệu chứng bụng sôi, đầy trướng và đau, ợ hơi ợ chua nhiều, đi ngoài nhiều lần phân lỏng mùi hôi khẳn, sau khi đại tiện thì đỡ đau, rêu lưỡi trắng dày... Nguyên nhân do ăn uống nhiều đồ béo bổ, khó tiêu, không bảo đảm vệ sinh.
Bài 8: Thần khúc 15g, gạo tẻ 100g. Đem thần khúc sắc với 200ml nước, cô lại còn 100ml thì bỏ bã lấy nước ninh với gạo thành cháo, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ, tiêu thực, chỉ tả, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do thương thực.
Bài 9: Lai phục tử 9g, kê nội kim (màng trong mề gà) 6g, bột hoài sơn 50g. Đem lai phục tử và kê nội kim sắc kỹ trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, cho bột hoài sơn vào nấu chín, chế thêm một chút đường đỏ, ăn nóng. Công dụng: thuận khí tiêu thực, kiện tỳ chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thương thực.
Bài 10: Hoàng kỳ 100g, hoài sơn 100g, hạt sen bỏ tâm 50g. Đem hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho hoài sơn và hạt sen vào ninh thật nhừ thành cháo, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, chỉ tả, dùng để bồi bổ sức khỏe và dự phòng tái phát sau khi bị tiêu chảy.
Bài 11: Bạch biển đậu 50g, ý dĩ 50g, hạt sen 50g, hồng táo bỏ hạt 20g, long nhãn 50g, khiếm thực 30g, gạo nếp 100g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích vị, bổ thận hóa thấp, dùng để bồi bổ sức khỏe và dự phòng tái phát sau khi bị tiêu chảy.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn sử dụng các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sáp tràng chỉ tả để hỗ trợ điều trị tiêu chảy như trà búp ổi, trà búp sim, trà vỏ quả lựu, trà vỏ quả măng cụt..
Tiêu chảy thể hàn thấp: Biểu hiện sôi bụng đau bụng, lợm giọng, phân lỏng, bụng đầy trướng, chân tay và toàn thân lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, cơ thể yếu mệt, chân tay cơ bắp không có lực. Phép trị là ôn dương tán hàn, hóa thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: hoắc hương 10g, thương truật 12g, bán hạ 10g, búp ổi 12g, tất bát 10g, củ riềng 10g, chích thảo 12g, hoài sơn 12g, quế 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, phòng sâm 12g, gừng khô 8g, tất bát 12g, lương khương 12g, chích thảo 12g, trần bì 10g, thủ ô 12g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy thể thử thấp: Biểu hiện thượng vị đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, phân màu vàng nâu, mùi hôi khắm, hậu môn nóng, tâm bứt rứt, miệng khát, nước tiểu đỏ và ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng… Phép trị là giải thử trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: hoàng cầm 12g, ngân hoa 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, nam hoàng bá 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch linh 10g, cam thảo 10g, mã đề thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
bài 2: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, ngân hoa 12g, liên kiều 10g, tang diệp 16g, chi tử 10g, rau má 20g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, phòng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy thể tích trệ: Biểu hiện nôn mửa ra thức ăn chua hôi, ợ hơi liên tục, vùng thượng vị đầy trướng, chán ăn, đau bụng tiêu chảy, phân chua khắm, rêu lưỡi dày nhớt… Phép trị là tiêu thực, hòa vị, khai trệ, thông khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: trần bì 10g, hương phụ 10g, thần khúc 12g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, sinh khương 8g, cam thảo 10g, hoài sơn 16g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, mộc hương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: bán hạ 16g, hậu phác 12g, trần bì 10g, sơn tra 12g, sinh khương 8g, lá đắng 16g, chỉ xác 8g, đinh lăng 16g, bạch linh 10g, mộc hương 4g, ngấy hương 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do mệnh môn hỏa hư suy: biểu hiện phân sống, bụng sôi cuộn lên từng đợt, đại tiện lỏng nhiều lần. Phép trị là bổ hỏa sinh thổ, nâng đỡ ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: cẩu tích 12g, khiếm thực 12g, tần giao 10g, cố chỉ 10g, gừng khô 8g, thỏ ty tử 12g, phụ tử 6g, nhân sâm 12g, quế 4g, thiên niên kiện 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 12g, đinh lăng 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: dâm dương hoắc 12g, nhục thung dung 10g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, phụ tử 6g, gừng khô 8g, hoàng kỳ 16g, chích thảo 12g, đại táo 5 quả, bạch truật 16g, sa nhân 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do can mộc vượng quá làm hại đến tỳ thổ (mộc khắc thổ): Biểu hiện đau bụng tiêu chảy, người bệnh ăn ít, dạ dày đau, chức năng tiêu hóa bị trở trệ. Phép trị là bổ thổ bình can (ức can, dưỡng tỳ vị). Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: đan bì 10g, chi tử 10g, cỏ mực 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, bạch truật 16g, sa nhân 10g, cam thảo 10g, đại táo 5 quả, đinh lăng 16g, ngấy hương 16g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: hạ liên châu 16g, cỏ mần trầu 16g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, nhân trần 10g, đan bì 10g, bạch truật 12g, sinh khương 6g, hậu phác 10g, trần bì 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: Biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Bài 2: hoàng liên 12g, hoàng bá 10g, quế 10g, cây cứt lợn (sao vàng hạ thổ) 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, sinh khương 10g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: trong thời gian điều trị, cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.
Chữa tiêu chảy bằng các loại quả
Khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt
Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do sức khỏe tinh thần không tốt. Uống thuốc là giải pháp đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn để chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều.
Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt:
Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất