Bảo quản cua đồng trong tủ lạnh đúng cách mà không lo mất chất

 Bảo quản cua đồng trong tủ lạnh tươi ngon đúng cách. Cua đồng là một loại thực phẩm vừa ngon, vừa bổ, có thể bảo quản cua đồng trong tủ lạnh mà không bị giảm chất lượng. Dưới đây là cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh mà bạn nên biết.


 


BẢO QUẢN CUA ĐỒNG TƯƠI NGON

Cách làm và bảo quản cua, ghẹ

Làm cua, ghẹ không hề đơn giản, nếu bạn làm và nấu không đúng cách có thể sẽ khiến bữa ăn mất ngon. Sau đây, hãy bỏ ra 5 phút để tham khảo cách làm cua, ghẹ nhé.

1. Các bước làm sạch cua, ghẹ

Bước 1: Cua, ghẹ mang về đừng thả luôn vào nước vì sau một chặng đường mệt nhọc, nắng nóng nếu bị thả ngay vào nước thì cua, ghẹ sẽ xảy ra hiện tượng "chết cảm".

Hoặc với cua ghẹ đã được ủ bằng đá cũng tương tự, dù đang tươi sống khi bị ủ bằng đá lạnh thì chân, càng sẽ tê cóng, dễ rụng tức thời ngay khi tiếp xúc với nước.

Bước 2: Để nguyên dây trên mình cua, ghẹ nếu có (để an toàn), rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua, ghẹ lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng của nó, đến khi chân và càng của nó duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm (nếu có).

Bước 3: Tháo bỏ dây xung quanh, dùng bàn chải (tốt nhất là bàn chải dùng đánh răng) cọ khắp xung quanh cho sạch và ...cho vào nồi.

Khi chín tới (sau khi sôi vài phút ), phải vớt ra ăn nóng ngay nếu không cua, ghẹ sẽ không còn chắc và ngọt nữa.

2. Mẹo bảo quản lạnh cua, ghẹ sống

Bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi bạn mua về. Cua rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết.

Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát.

Bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết.

Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được.

3. Chế biến cua, ghẹ cho ngon

Có rất nhiều cách làm cua. Có hai cách thường thấy nhất, một là xào: cua xào me, cua xào tỏi, cua sốt cà chua… và cách thứ hai là nấu: cua nấu súp, nấu miến hoặc đơn giản hơn cả là bạn hấp cua lên và ăn với muối ớt.

Dù bạn chế biến cua theo cách nào thì hãy nhớ phần gia vị nên đơn giản để món ăn vẫn giữ được hương vị thịt cua thơm ngon vốn có.

Và bây giờ hãy tận hưởng món cua, ghẹ với chiếc kẹp nhỏ.



BẢO QUẢN CUA ĐỒNG TRONG TỦ LẠNH

Cua đồng là một loại thực phẩm vừa ngon, vừa bổ, có thể bảo quản cua đồng  trong tủ lạnh mà không bị giảm chất lượng

Cua là thực phẩm giàu canxi nhất,  trong 100g cua ăn được có tới 5.040mg canxi trong khi đó ở tôm đồng chỉ có 1.120mg, vừng 1.200mg còn các loại rau, thịt, trứng chỉ có 100 - 200mg canxi.

Ngoài ra trong cua đồng còn có 12,3% protein; 3,3% lipit; 2,0% gluxit và hàm lượng chất sắt (Fe) trong cua đồng cũng cao hơn nhiều loại thực phẩm, có tới 4,7mg%. Từ cua đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Gần tết, có thể mua cả kilôgam cua về làm rồi cho vào tủ lạnh để ăn cả tuần. Điều này không ảnh hưởng tới lượng canxi trong cua vì bảo quản thực phẩm đông lạnh là phương pháp bảo quản hiện đại, hiệu quả. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả trong những ngày Tết, sau khi người ta đã ăn quá nhiều thịt, cá… thì một bát riêu cua, có rọc mùng… ăn với rau sống là một sự lựa chọn rất khôn ngoan của các bà nội trợ.

Trong quá trình bảo quản lạnh, thành phần dinh dưỡng cũng như cấu trúc và chất lượng cua ít bị thay đổi.

- Chất đạm (protein) ở 20 độ C bị đông lại qua 6 - 12 tháng có bị phân giải nhẹ nhàng nhưng theo chiều hướng tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Chất béo (lipit) ít bị oxy hóa và hóa chua, sau 30 tuần lễ bảo quản lạnh, chỉ số chất béo vẫn trong phạm vi cho phép.

- Chất đường bột (hydro-cacbon) khi bảo quản lạnh ít bị thay đổi, không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

- Các chất khoáng kể cả canxi trong quá trình bảo quản lạnh không chảy ra ngoài, nên không mất mát gì cả.

- Các vitamin nói chung đều bị phá hủy rất ít, về cơ bản vẫn được bảo tồn, duy chỉ có vitamin C là dễ bị phân hủy nhất, nhưng trong cua lại không có vitamin C.

Cách làm: rửa sạch cua, để ráo nước, xé cua, bỏ mai, yếm; vặt miệng cua đi;

Khêu gạch cua bỏ riêng vào 1 túi nilon nhỏ, buộc chặt bằng dây chun.

Đem giã nhỏ phần thân cua, cẩn thận cho vào túi nilon, dồn hết không khí ra; buộc chặt; cho vào 1 túi nilon nữa cho kín cùng với túi gạch.

Nhanh chóng cho cả túi cua (cùng gạch cua) vào ngăn đá.

Khi nào nấu thì mang ra, dã đông rồi lọc cua và nấu như bình  thường. Chất lượng nồi riêu cua không hề suy giảm.

Cấu trúc của thực phẩm khi bảo quản lạnh thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào phương pháp làm lạnh. Nếu làm lạnh chậm từ từ, nước và hoạt dịch trong thực phẩm đóng băng từ từ, các chất hòa tan trong gian bào (ở giữa các tế bào) cũng kết tinh dần dần, làm thay đổi áp suất thẩm thấu, nước và hoạt dịch chưa đóng băng dồn về một phía, sau đó bị lạnh đóng băng tiếp, chèn ép nhau làm cho hình thái của thực phẩm bị biến dạng, một số tế bào bị phá vỡ, nên khi rã đông thực phẩm để chế biến, thực phẩm bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Nên làm lạnh ngay đột ngột, tất cả nước và hoạt dịch đóng bằng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào hoặc được các tế bào hấp thu dần dần, chất lượng của thực phẩm ít bị thay đổi hơn.

(ST)

Co ban nao biet o Hai Phong noi nao ban dui ga
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận