Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ mẹ nên biết
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Bé lẫy rất thành thạo rồi, bé đã biết chống tay, đẩy người thẳng dậy, kiểu như bé tập chống đẩy, đó là những bước khỏi đầu để bé có thể ngồi được và ngồi vững. Khi nằm sấp, bé biết đẩy mông lên phía trên và dùng hai chân giữ thăng bằng hoặc bé bắt đầu tập trườn, rướn người về phía trước.
Hai tay bé cũng linh hoạt hơn rất nhiều, bé có thể nắm đồ vật sau đó chuyển từ tay này sang tay kia. Bé quay đầu sang trái, sang phải, quay, vặn người cũng dễ dàng hơn trước. Nhiều bé cũng bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên ở tháng thứ 5 này, nên có thể bắt đầu ăn dặm và ít bú hơn.
Các giác quan như thị giác, thính giác của bé ngày càng phát triển. Về thị giác, bé có thể nhìn những vật nhỏ và nhìn theo chuyển động của vật một cách chăm chú hơn. Dù cha mẹ có dùng tay che mặt thì bé vẫn nhận ra vì bé đã quen thuộc với các “đặc điểm nhận dạng” của cha mẹ.
Về thính giác, nếu như ở tháng trước bé đã biết phân biệt đâu là giọng nói của mẹ thì ở tháng này khi nghe giọng nói của mẹ bé có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ (đang vui vẻ hay tức giận). Chính do bé đã quen hơi cha mẹ nên một số bé bắt đầu có dấu hiệu sợ người lạ.
Bé thích thú với các thể loại âm nhạc, từ nhạc cổ điển đến nhạc pop, jazz. Khi nghe nhạc bé thường cười, vỗ tay và thậm chí có thể bập bẹ theo lời bài hát. Bé muốn sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé rất tò mò về những thứ cha mẹ ăn và muốn dùng tay nghịch, bốc đồ ăn, ngắm nghía và bỏ vào miệng nếm.
Nếu như ở những tháng trước mẹ thường kêu tên bé khi nói chuyện với bé thì đến tháng thứ 5 bé đã có thể nhận ra tên của mình và nhìn về phía mẹ ngay cả khi mẹ gọi ở khoảng cách khá xa.
Bên cạnh những nguyên âm như ‘a’, ‘o’…thì bé còn có thể nói ghép thêm những phụ âm như ‘m’, ‘b’, ‘h’… Bé tập trung quan sát và bắt chước cách nói và cử chỉ của người khác dù phát âm chưa được rõ ràng.
Ngoài ra bé còn biết thể hiện tình cảm với mẹ, ví dụ như giơ hai tay ra đòi mẹ bế, ôm mẹ, cười đùa với mẹ…Trong nháy mắt, bé có thể thay đổi thái độ của mình khi bé cảm thấy không hài lòng về việc gì đó và cũng mau chóng ngoan ngoãn trở lại khi được mẹ dỗ dành.
Giai đoạn này, bé có thể la hét, gầm gừ, ngâm nga, phun phì phì, thổi phù phù…
Vì ở giai đoạn này bé vẫn chưa ngồi vững nên khi đặt bé ngồi các bà mẹ không nên đặt bé ở những vị trí cao như trên ghế, giường và nên chặn gối, thú bông…xung quanh hoặc ngồi cạnh bé để đảm bảo an toàn cho békhông bị ngã. Không nên cho bé cầm những đồ vật dễ vỡ như cốc, chén, bát…do khi cầm bé thường thả xuống.Thường xuyên cho bé nghe nhạc để kích thích thính giác và tâm hồn bé phát triển.
Khi chuẩn bị cho bé ăn dặm, các bà mẹ nên tìm hiểu xem bé đã sẵn sàng với việcăn dặm hay chưa. Nếu bé có thể giữ đầu vững, phối hợp hai môi để lấy thức ăn từ muỗng, dùng lưỡi đẩy thức ăn…và khi bón bé không nhè ra thì các bà mẹ có thể yên tâm cho bé ăn dặm.
Khi cho bé ăn các bà mẹ nên chọn những loại thực phẩm thích hợp cho bé mới tập ăn dặm ví dụ như bột ngũ cốc trộn sữa, bí đỏ, chuối, cà rốt…nghiền nhỏ, tán mịn. Cần cẩn thận không bón nhiều và liên tục cho bé tránh trường hợp bé bị hóc, nghẹn.
Các bà mẹ cũng có thể cho bé chơi với những bé khác để tạo điều kiện cho bé phát huy khả năng “giao tiếp” và cười đùa với nhau.