Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Ý nghĩa của hoa giọt tuyết ít người biết
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Khi được 9 tháng tuổi, bé đã có thể nghe và hiểu được lời bố mẹ và đã có thể nói một số từ đơn giản như “Ba!”, “Mẹ!”. Vậy làm thế nào để giúp bé phát triển vốn từ ngữ? Làm thế nào để giúp bé nhận biết và gọi tên một số sự vật đơn giản?... Sau đây là một số kinh nghiệm đã được chia sẻ từ các bà mẹ...
Thường xuyên khích lệ động viên bé
Khi được 9 tháng tuổi, bé đã có thể nghe và hiểu được lời bố mẹ. Bé thích nhận được sự khen ngợi, biểu dương, bởi vì một mặt bé đã có thể nghe và hiểu được những lời khích lệ thông thường của ba mẹ đối với bé, mặt khác ngôn ngữ động tác và tình cảm của bé cũng đã phát triển. Bé biết “làm trò” với người nhà, nếu nghe được những lời tán thưởng của bạn, bé “hứng chí” hơn trong ngôn ngữ và động tác. Đây cũng là biểu hiện sự vui vẻ thích thú đối với những “thí nghiệm” ban đầu thành công của bé. Điều này cũng đồng thời phát triển năng lực trí tuệ, không ngừng kích thích sự hứng thú của trẻ, từ đó góp phần vào sự hình thành tâm lý, cá tính và sự tự tin ở trẻ.
Nếu nghe được những lời tán thưởng của bạn, bé “hứng chí” hơn trong ngôn ngữ và động tác. (Ảnh: GettyImages)
Ba mẹ phải thường xuyên khích lệ bé. Đừng quá tiết kiệm lời khen với bé, hãy dùng những biểu hiện tình cảm, tiếng vỗ tay phấn khích, dùng ngón tay cái biểu thị “number one”, cả nhà cùng hoan hô bé… làm tăng thêm sự hứng thú ở bé. Đây chính là một phương pháp tâm lý học, khiến cho bé trưởng thành khỏe mạnh về mặt tâm lý, giúp bé trở thành người biết suy xét thấu tình đạt lý sau này.
Dạy bé nói
Tiếng đầu tiên trong đời của bé thường là tiếng “mama, ba, bà”. Điều này có lẽ xuất phát từ sự gần gũi của bé với mẹ, ba, bà, những người gần gũi bé nhất, yêu thương chăm sóc bé nhiều nhất. Ngoài ra đây cũng là những từ phát âm tương đối đơn giản. Trong khi bé gọi, người mẹ đáp lời bé một cách vui vẻ: “Mẹ ở đây nè!”. Điều này làm cho bé hiểu ra rằng, giữa sự nhìn thấy được người chăm sóc, ẵm bồng, thay quần áo, tắm rửa bé, thương yêu, chơi với bé và tiếng “mẹ” có sự liên hệ. Cho nên, với mục đích ban đầu này, bé sẽ chủ động gọi “Mẹ!” một cách tự nhiên.
Có một vài bé tiếng nói đầu đời không phải là “mama - mẹ!”, mà là “Ba!”. Hoặc cũng không phải là “Mẹ!”, “Ba!” mà bé sẽ nói “Không!” hoặc “Không phải”… Điều này cũng còn tùy thuộc vào “kinh nghiệm” của bé, tùy thuộc vào sự dạy dỗ của ba mẹ, không hẳn mang yếu tố tình cảm.
8-9 tháng trong năm đầu đời của bé là lúc bé bắt chước, mô phỏng theo người khác để bắt đầu quá trình hoàn thiện mình. Bạn có thể dựa vào điều này để dạy bé những từ ngữ đơn giản, dạy bé về tên gọi, về một vài đồ vật. Điều này rất có lợi cho sự giáo dục, dạy dỗ bé sau này.
Vậy thì, làm thế nào để dạy bé “trò chuyện”?
Cha mẹ trò chuyện thật nhiều với trẻ, tiếp tục hình thành ý thức về ngôn ngữ cho trẻ.
Ba mẹ nên dùng những từ thông thường, đơn giản để dạy bé. Một vài danh từ và động từ là chủ yếu. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ.
Khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé.
Phải làm cho trẻ cảm thấy thích thú thì khả năng ngôn ngữ của trẻ mới phát triển. (Ảnh: GettyImages)
Để dạy bé về đồ vật, ba mẹ vừa chỉ vào đồ vật cho bé thấy vừa phát âm tên gọi của đồ vật đó, dạy bé biết kết hợp tên gọi và hình ảnh đồ vật, cuối cùng thì biết dùng từ khi nói đến đồ vật.Phải làm cho trẻ cảm thấy thích thú. Chỉ có như vậy mới có thể tạo thành “hứng thú học tập” nơi trẻ, ngôn ngữ của trẻ cũng nhờ vậy mà phát triển. Trẻ có học nói nhanh, nói tốt hay không cũng đều tùy thuộc vào sự thích thú hay không khi “học tập”.