Bé bị béo phì

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay cân nặng quá, khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%. Một đứa trẻ không phải là béo phì nếu nó chỉ có bụng phưỡn hay tròn trĩnh, hai má phúng phính, hai điểm này thông thường rất hay có ở trẻ em dưới năm tuổi. Trắc nghiệm tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn cánh tay và bắp dùi trẻ: nếu có những cuốn mỡ ngấn lên rất có khá năng là trẻ có vấn đề về cân nặng.

Chứng béo phì ở các trẻ và trẻ em hiếm khi là do bất cứ đặc tính gia đình nào hay bệnh hoóc môn nào. Gần như bao giờ cũng là do thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều. Cũng vì lý do đó mà cha mẹ một đứa trẻ béo phì ít khi nhận thức được là có vấn đề về cân nặng của con mình.

Dấu hiệu nhận biết:

- Trẻ nặng hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi 20%.

- Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và cằm.

- Hụt hơi khi gắng sức.

Tại sao không nên để trẻ béo phì?

Chứng béo phì gây sức ép về mặt tâm lý lên đứa trẻ khi nó bị bạn bè chế giễu. Những đứa trẻ béo có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, và rối loạn về khớp xương hơn những đứa trẻ khác.

Những việc bạn có thể làm:

- Bạn cần kiểm tra cân nặng của con mình và đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng để xem trẻ có cân nặng hơn bình thường so với tuổi hay không.

- Hãy tìm trên thân trẻ xem có những lớp mỡ quanh cánh tay và đùi không, xem ngực trẻ có phát triển quá mức hay không.

- Hãy xem xét chế độ ăn của trẻ. Bạn có cho trẻ những thức ăn giàu năng lượng như uống nước ngọt, đồ uống có gas, ăn nhiều sản phẩm có bột tinh trắng và đường không?

- Hãy cho trẻ ăn các món ăn nướng hoặc hấp thay vì rán và nên bỏ mỡ trước khi chế biến, tránh cho trẻ ăn bánh mì nguyên cám, rau cần tây và táo.

- Bạn so sánh con mình với bạn nó xem trẻ có chịu khó hoạt động thể chất không? Hãy khuyến khích trẻ hoạt động để tiêu hao năng lượng.

Những việc bạn không nên làm:

- Cho trẻ ăn uống vô tội vạ.

- Không chế giễu trẻ: Nếu trẻ mắc chứng béo phì, bạn đừng chế giễu trẻ, hãy gặp bác sĩ dinh dưỡng và động viên giúp đỡ cháu tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện đặc biệt cho trẻ béo phì.