Trẻ bị cảm lạnh - nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh
Cảm thường là gì - Nguyên nhân:
Cảm thường do siêu vi trùng ở mũi và họng gây nên, và vì không có cách diệt trừ được các bệnh nhiễm siêu vi nên không có phép điều trị chuyên biệt nào cho bệnh cảm thường. Siêu vi xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và họng, khiến cho lớp niêm mạc lót mũi và họng bị viêm. Hiện tượng này gây nên các triệu chứng sổ mũi và đau họng quen thuộc. Các cơ chế đề kháng của cơ thể phải mất tới mười ngày mới khắc phục được các siêu vi.
Cảm thường không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng vì nó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nên có thể sinh ra những biến chứng như viêm phế quản hay viêm phổi.
Triệu chứng
- Hắt hơi.
- Chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
- Ho.
- Đau họng.
- Đau cơ bắp.
- Hay khóc
- Sổ mũi.
Những việc bạn nên làm:
Ở một trẻ (nhất là trẻ còn bú mẹ), cám thường phải được coi là nghiêm trọng bởi lẽ ngay cả những triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi có thể gây khó khăn đối với việc cho bé bú. Nguy cơ sinh biến chứng cũng lớn hơn nhiều. Vì vậy, bạn hãy cho trẻ đi khám bệnh ngay nếu trẻ còn đang ở tuổi bú sữa.
- Nếu trẻ có triệu chứng bị cảm, bạn hãy cặp nhiệt độ để xem trẻ có sốt nữa không. Nếu bé không sốt hãy giữ cho trẻ được ấm và dễ chịu. Không nhất thiết phải bắt bé nằm giường trừ khi trẻ muốn.
- Nếu trẻ sốt khoảng 380C và nhiệt độ này không giảm trong vòng 4 đến 5 giờ, hãy cho trẻ nằm tại giường và cố làm hạ nhiệt.
- Kiểm tra xem nước mũi của trẻ trong hay vàng. Nếu nước mũi ngả sang màu vàng, có thể có một bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nếu nước mũi của trẻ trong, có thể trẻ bị sổ mũi mùa. Chớ cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nên để ý cho trẻ uống đủ nước, nếu trẻ không ăn được những món ăn thông thường hàng ngày như cơm cháo, bánh trái cũng không nên quá sốt ruột vì có thể bộ tiêu hóa trẻ còn mệt không tiêu hóa được như thường ngày.
- Nên để ý nhiệt độ trong nhà vào mùa đông, tránh để quá nóng gây oi bức và làm nhiệt độ cơ thể tăng lên giả tạo. vì thế bác sĩ tưởng lầm trẻ sốt. Cũng nên tránh không nên để không khí quá khô làm cho trẻ khó chịu, đường hô hấp (mũi họng) dễ khô, dễ chảy máu cam hoặc dễ ho.
- Bạn nên trình bày cho bác sĩ biết những triệu chứng của trẻ làm cho bạn lo lắng, và bác sĩ của bạn sẽ cùng theo dõi bệnh tình của trẻ với bạn để đối phó nếu có điều gì bất trắc.
Những việc bạn không nên làm:
Bạn đừng sốt ruột quá, nếu bác sĩ khám thấy cháu không có triệu chứng gì nguy hiểm bạn nên chờđợi kiên nhẫn và đừng vì quá sốt ruột cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc nghe những lời chỉ bảo của những người không có chuyên môn sẽ có thể có hại.
- Không hút thuốc lá trong nhà làm cho bệnh trẻ nặng thêm.
- Tránh nấu nướng quá nhiều trong nhà.