Những quán ăn chay ngon ở Sài Gòn
Cách nấu bún măng chay ăn một lần nhớ mãi
Cháy nắng là gì?
Cháy nắng là tình trạng tấy da do da tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng trong thời gian dài. Cách chữa trị tốt nhất là phòng ngừa. Ngay cả người lớn cũng nên cho các sắc da quen dần thích nghi với ánh nắng và dạn nắng hơn ngoại trừ những người có sắc da màu ôliu sậm hay đen. Tiến trình này phải được thực hiện dần dần, và cần phải tỏ ra nghiêm ngặt với trẻ em vì chúng có thể không lường hết được nguy cơ. Chứng cháy nắng của trẻ có thể dẫn tới bị tổn thương da, rờ tới da là đau, da có thể rộp lên hoặc tróc đi. Ngay trong điều kiện đã được che nắng, các ảnh hưởng của nắng vẫn có thể gia tăng nếu bạn ở gần nước, tuyết hay cát, là những nơi tia nắng bị chói phản xạ ngược lại.
Cháy nắng có thể nghiêm trọng nếu nó liên quan đến một diện tích da lớn. Làn da có thể mất đi khả năng điều hòa thân nhiệt nên thân nhiệt trẻ có thể tăng vọt và sinh ra say nắng.
Triệu chứng:
- Da đỏ, đụng tới là đau.
- Có những chỗ da rộp ở những vùng da bị cháy nắng nghiêm trọng.
- Ngứa, trước khi tróc da.
- Da đóng vảy hay tróc sau từ một đến hai ngày.
Bạn có thể làm gì?
- Bạn hãy đưa con mình vào trong nhà hay vào bóng mát ngay khi thấy da trẻ bắt đầu đỏ lên. Bạn nên nhớ là các triệu chứng cháy nắng thường xuất hiện chậm, phần nhiều là vài giờ sau mới thấy.
- Để đề phòng cháy nắng, trong vài ngày đầu nắng chói chang, bạn hãy che kín da trẻ, chỉ trừ ra những vùng nào da dạn nhất. Bạn hãy làm giảm nhiệt với nước lạnh bất cứ vùng đa nào ửng đỏ lên, rồi bôi lên đó một loại thuốc nước làm dịu sau khi phơi nắng, hoặc chấm lên đó chút thuốc nước Clamine.
- Bảo vệ môi và mũi trẻ với kem chống nắng và che gáy của trẻ bằng một chiếc nón rộng vành. Nhớ bôi kem chống nắng sau khi trẻ bơi lên.
- Mỗi ngày chỉ cho tăng thời gian phơi nắng lên từng khoảng 10 phút.
- Tiếp tục kiểm tra làn da trẻ, ngay cả sau vài ngày đầu, khi mà đáng lý ra trẻ đã phải quen ra nắng rồi Nếu da trẻ bị "cháy", cho trẻ mặc đồ kín ngay.
Đề phòng cháy da như thế nào?
Đừng bao giờ để trẻ của bạn ngủ ngoài nắng, trừ khi trẻ đã quen ra nắng rồi, thoạt tiên, đừng để cho trẻ ở ngoài nắng quá 15 phút mỗi ngày. Cứ mỗi giờ, bạn lại bôi kem (hoặc sữa chống nắng) của trẻ em cho trẻ cho trẻ mặc áo lót ba lá và đội nón che nắng. Hãy để trẻ cứ mặc nguyên áo ba lá khi trẻ lội nước hay chơi bên hồ để che vai. Nếu ngày hôm sau da trẻ có vẻ đỏ hơn, bạn hãy giữ trẻ trong bóng mát.
Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:
- Trẻ bị sốt và có vẻ khó ở.
- Có chỗ da bị rộp trên một vùng da lớn.