Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh
Dấu hiệu bé bị tăng động giảm chú ý
Nguyên nhân:
Hen xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bị hen thường khó thở, không sốt, không lây. Hen thường nặng vào một số tháng trong năm và hay lên cơn hen vào ban đêm. Bệnh hen trẻ em bắt đầu sớm từ lúc mới đẻ cho đến 7 tuổi, các cơn tái diễn cho đến khi trẻ 15 tuổi. Hen trẻ em khác với hen người lớn và bệnh này xuất hiện chậm hơn.
Cơn hen có thể đến khi ăn hoặc hít phải vật gì gây dị ứng với người đó. Ở trẻ em, cơn hen thường bắt đầu bằng cảm lạnh thông thường. Bệnh hen thường gặp ở những trẻ có cơ địa đặc biệt, vài bệnh nhi có thể mắc chàm, nổi "mề đay", nôn có chất xeton và thường là những trẻ hay sợ hãi, dễ xúc cảm. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở vào một thăng bằng không vững vàng. Ở hệ hô hấp người ta có thể tìm thấy gai kích thích: V.A., Amidan, vẹo sống mũi . . .
Triệu chứng:
- Trẻ dưới 1 tuối: sốt, khó thở, nhiều đờm, co kéo trên xương ức. Nghe phổi thấy ran ẩm và rin rít.
- Trẻ trên 1 tuổi: khó thở, nhất là thở ra thì kéo mạnh, cánh mũi phập phồng, môi tím tái, vẻ mặt sợ hãi. Bệnh nhi như "khát không khí'.
- Ho có đờm, vã mồ hôi. Nghe phổi: thấy ran rít và ran ngáy rải rác ở cá hai phổi.
Bạn có thể làm gì?
- Trong cơn hen, bạn nên cho trẻ nằm nghỉ chỗ thoáng mát nơi thoáng khí, nơi không khí trong lành.
- Hãy vệ sinh nơi ở thoáng đãng, sạch sẽ để giảm khả năng gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ.
- Hãy cho trẻ đi khám bệnh nếu bạn nghi ngờ trẻ bị bệnh hen.
- Cho uống nhiều chất lỏng, như nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở, hoặc hít hơi nước.
- Nếu người ốm có sốt, hoặc cơn hen kéo dài trên 3 ngày: cho uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
Phòng bệnh:
- Cần tránh cho trẻ ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen.
- Cần giữ sạch sẽ nhà ở, lớp học.
- Không để gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo trong nhà.
- Phơi nắng giường, đệm, chăn gối.
- Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn.
HEN SUYỄN (HEN PHẾ QUẢN)
Hen suyễn là gì?
Suyễn hay còn gọi là hen phế quản xảy ra khi có hiện tượng có thắt phế quản được khởi phát bởi các yếu tố bên ngoài (dị nguyên) gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, không lây, thường có tính gia đình. Trong giai đoạn chuyển mùa, ngoài những yếu tố khởi phát như lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bặm, thức ăn, gắng sức thì sự thay đổi thời tiết và những bệnh cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra cơn suyễn.
Hen suyễn là bệnh dị ứng ảnh hưởng đến phế quản. Khi dị ứng phản ứng xảy tới, các phế quản co thắt lại và bị chất nhầy nhớt đóng nghẹt làm cho khó thở. Một cơn suyễn có thể khiến cho trẻ hoảng sợ vì cảm giác ngột ngạt.
Các cơn suyễn có khả năng làm bạn hoảng sợ, tuy nhiên với sự hỗ trợ thuốc men và lời khuyên của bác sĩ, trẻ không bị biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân:
Tác nhân đầu tiên gây phản ứng dị ứng là dị ứng nguyên, thường bay lơ lửng trong không khí, thí dụ như phấn hoa hay bụi nhà. Một khi đã bị suyễn rồi, tình trạng căng thẳng về mặt xúc cảm hay vận động có thể dẫn tới một cơn suyễn. Thông thường, bệnh suyễn không xuất hiện trước khi đứa bé được khoáng 2tuổi. Bệnh có khuynh hướngphát ra theo gia đình và thường di kèm với những bệnh dị ứng khác như chàm, eczema hay sổ mũi mùa. Tuy nhiên, a số trẻ em khỏi bệnh khi lớn lên. Nhiều trẻ dưới 1 tuổi thở khò khè trong trường hợp bị viêm tiểu phế quản. Các bé này không nhất thiết là mắc phải bệnh suyễn. Khi các trẻ lớn lên và khí quản mở rộng thì sẽ hết thở khò khè.
Triệu chứng:
Trẻ thường có tiền căn ho và khò khè. Khi cơn suyễn đến thường có triệu chứng báo trước: hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay sau đó trẻ bắt đầu ho, khò khè, khó thở. Trẻ thở nhọc nhằn: thở ra trở nên khó khăn và bụng có thể phải thóp vào cùng với sức cố gắng để hít khí vào. Cảm giác nghẹt thở khi lên cơn suyễn. Bị những cơn hụt hơi nặng, những khi đó trẻ hô hấp nông và khó khăn.
- Thở khò khè, hơi thở rít và hụt hơi, đặc biệt khi bị cảm.
- Ho liên tục, đặc biệt ban đêm hay sau khi lao động.
- Tím tái quanh môi và thiếu dưỡng khí.
Những việc bạn nên làm:
- Nếu là cơn suyễn tái phát trẻ nên được dùng thuốc xịt giãn phế quản tại nhà, nếu sau khi xịt thuốc 2 lần mà trẻ còn khó thở thì cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị cơn suyễn đầu tiên thì cần đưa ngay trẻ đi khám khi trẻ khò khè nhiều hoặc bắt đầu khó thở.
- Sau cơn suyễn trẻ vẫn cần được khám và theo dõi để ngừa cơn suyễn tái phát.
- Nếu cơn suyễn xuất hiện khi trẻ đang nằm ngủ, hãy nâng trẻ ngồi dậy tựa lưng lên vài chiếc gối hoặc ngồi vào một chiếc ghế, hai cánh tay vắt ra sau lưng vì làm như vậy giúp các cơ bắp lồng ngực đẩy không khí ra hữu hiệu hơn.
-Hãy tránh những dị ứng nguyên dễ thấy như lông gà, vịt và giữ cho bụi đừng bay lên trong nhà. Có nhiều người bị suyễn vì dị ứng với súc vật. Nếu bạn nuôi chó mèo, hãy nhờ một người bạn chăm sóc chúng trong vài tuần xem các cơn suyễn của trẻ có bớt đi chăng.
- Hãy đảm bảo cho trẻ lúc nào cũng có sẵn trong tầm tay những thuốc bác sĩ đã kê.
- Thông báo cho nhà trường biết trẻ có thể lên cơn hen suyễn.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục vừa phải giúp cho trẻ dễ thở hơn (nếu tập nhiều quá có khi lại khiến cho trẻ lên cơn hen suyễn). Môn bơi lội có thể giúp ích đặc biệt cho trẻ.
- Đừng để cho trẻ quá nặng cân vì như vậy trẻ sẽ có thêm một khối nặng trên hai buồng phổi.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Những trường hợp cần thiết trẻ được dùng thuốc phòng ngừa cơn suyễn tái phát.