Cách điều trị mụn nhọt ở mông nhanh khỏi
Cách chữa mụn nhọt ở nách nhanh khỏi
Cách chữa mụn nhọt ở nách theo tư vấn bác sỹ
Mụn - nhọt là gì?
Một cái mụn là một nốt sưng đỏ, nhỏ, thường là trên mặt. Một cái nhọt là một chứng nhiễm trùng da gây nên một cái u lớn, đau, rồi mưng mủ và có một đầu ngòi ở ngay chính giữa. Nhọt rất thường hay nổi lên ở mặt hay ở những điểm bị dồn ép như ở mông, tuy nhiên nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trong cơ thể.
Bạn không nên thắc mắc nếu tự nhiên trẻ bị lên mụn, tuy nhiên nếu trẻ cứ bị nổi nhọt thường xuyên, lặp đi lặp lại thì có thể là một dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân:
Mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết:
Mụn
- U nhỏ, đỏ, không đau.
Nhọt
- U đau, đỏ, lớn lên dần dần.
- Ngòi mủ trắng hay vàng xuất hiện ở chính giữa một hay hai ngày sau.
- Ban đầu, trên da thấy xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra, có cả ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lại nhanh chóng và nhọt khỏi trong vòng 8- 10 ngày.
Có khi nhiều nhọt mọc sát nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành mảng đỏ, lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ như tổ ong khiến trẻ rất đau. sất cao, quấy khóc, cơ thể suy nhược và dễ có các biến chứng.
Biến chứng:
Vì do tụ cầu nên khi biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.
Bạn nên làm gì?
Khi mới chỉ có 1-2 cái nhọt, dùng cồn iốt bôi vào đúng chỗ nhọt, cũng có thể dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ và bôi các thuốc sát khuẩn như cồn iốt thuốc đỏ, thuốc mỡ kháng sinh.
Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, nên đi khám tìm nguyên nhân để điều trị thích hợp.
Lưu ý: Khi nhọt mọc ở vùng môi, cánh mũi không nên tự nặn vì dễ gây biến chứng nhiễm trùng máu.
Phòng bệnh:
Tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được sinh hoạt, học tập trong môi trường mát mẻ, thoáng khí.
Bạn có thể làm gì?
Nếu họa hoằn lắm trẻ mọc mụn, đơn giản là bạn cứ coi như không có gì. Trong vài ngày chẳng cần chữa trị gì cả, mụn cũng sẽ khỏi. Trong trường hợp trẻ có khuynh hướng hay nhỏ dãi, và có mụn xuất hiện xung quanh miệng, bạn hãy bôi kem bảo vệ da lên nơi ấy.
Nếu trẻ nổi một cái nhọt hay một cái mụn trông có vẻ sưng đỏ, bạn hãy rửa sạch mụn nhọt và vùng da xung quanh một cách nhẹ nhàng bằng bông gòn và những thuốc sát trùng.
Bạn hãy lấy băng keo dán che đậy chỗ bị mụn, hay nhọt. Nếu chỗ ấy hay bị quần áo cọ xát hoặc ở một vị trí làm cho trẻ đau, chẳng hạn như ở mông, bạn hãy lót nơi ấy với nhiều bông gòn rồi dán băng keo lên.
Chỉ trong vòng vài ngày là tự cái nhọt sẽ "chín", có ngòi và vỡ ra. Bạn chớ có nặn vì làm như vậy có thể làm chứng nhiễm trùng lan rộng thêm. Khi cái nhọt tự vỡ rồi, bạn hãy rửa sạch chỗ đó một cách nhẹ nhàng bằng bông gòn nhúng thuốc sát trùng và dán băng keo che lại cho đến khi chỗ mụn lành da hẳn.
Bạn hãy cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:
- Trẻ nổi một cái mụn trông có vẻ sưng đỏ.
- Trẻ bị một cái nhọt ở một chỗ khó chịu hay ở vị trí dễ gây đau.
- Sau khi bắt đầu nổi nhọt ba ngày, không xuất hiện ngòi mủ ở giữa.
- Có những vết đỏ tỏa ra từ cái nhọt.
- Trẻ thường xuyên nổi nhọt.
(ST)
Mạng xã hội dành cho phụ nữ của công ty cổ phần PhunuNet/VOG (Vietnam Online Group). Công ty cổ phần Vietnam Online Group: Địa chỉ: Tầng 7 - 32 phố Huế - Hà Nội - Email liên hệ: contact@phununet.com VP PhunuNet: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: (+84-4) 3 224 7544 Mã số doanh nghiệp: 0101791319 Giấy phép số 2558/GP-TTĐT do Sở TT-TT HN cấp. Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 12/6/2015.