Bé bị nhiễm khuẩn máu

Nguyên nhân:

Nhiễm khuẩn máu là một bệnh nặng có tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh có thể gặp ở trẻ mới đẻ hay ở trẻ em bất cứ tuổi nào.

Tùy theo lứa tuổi, nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn máu có thể thay đổi.

a. Ở trẻ mới đẻ:

- Nhiễm khuẩn nước ối.

- Nhiễm khuẩn rốn do thủ thuật cho ống thông vào mạch máu rơn.

- Do các dị dạng đường tiết niệu.

b. Ở trẻ lớn:

- Do nhiễm khuẩn ở một bộ phận của cơ thể như viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai, sang chấn, phẫu thuật.

Triệu chứng:

Ở trẻ mới đẻ: Các triệu chứng không đặc hiệu.

Triệu chứng ở da:

Da bị xám xịt, đôi khi có cứng da.

Chảy máu.

Triệu chứng hô hấp:

- Bệnh nhi rên, suy hô hấp, thở nhanh hoặc ngừng thở.

- Rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ thấp, thường gặp là sốt cao.

- Vàng da.

Triệu chứng tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, dẫn đến hội chứng mất nước.

Triệu chứng thần kinh: co giật, giảm trương lực, hôn mê.

Ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ lớn:

- Sốt cao 39 - 400C, rét run.

- Mệt mỏi, biếng ăn, hay nôn.

- Toàn thể trạng giảm sút, vẻ mặt hốc hác.

Triệu chứng tuần hoàn: mạch nhanh, tiếng tim yếu.

- Trường hợp nặng: trụy tim mạch.

Triệu chứng thần kinh. lờ đờ hay vật vã, co giật. Bệnh cảnh thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.

Những việc bạn có thể làm:

- Đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay khi bạn nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn máu.

- Nếu trẻ sốt cao, bạn nên lau mình cho trẻ bằng nước ấm và đắp một cái khăn ướt lên trán cho trẻ.

- Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước nếu trẻ có triệu chứng mất nước.

- Sau khi trẻ được ra viện, bạn nên cho trẻ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng. Nên quan tâm thường xuyên đến sức khoẻ của trẻ.

NHIỄM KHUẨN MÁU DO TỤ CẦU

Nguyên nhân:

Nhiễm khuẩn máu do tụ cầu thường xuất hiện sau khi bé bị đinh râu, chín mé ở ngón tay, vết thương nhiễm khuẩn, viêm da, viêm cơ. . .

Triệu chứng:

Sốc như trong nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (-) chiếm 5 - 20% các trường hợp:

- Tụ cầu phổi, nhất là đối với trẻ nhỏ hoặc những trẻ vừa bị sởi, bị bệnh bạch cầu, tiểu đường...

- Tổn thương ở màng tim, gây ra viêm màng tim mủ. Đôi khi có thể có áp xe cơ tim.

- Viêm khớp và viêm cốt tủy xương: làm cho bệnh nhi không đi lại được.

- Tổn thương ở thận: nước tiểu giảm về số lượng có protein và hồng cầu.

- Bệnh nhi có thể bị vô niệu do đông máu nội quan rai rác.

- Viêm các cơ rải rác ở khắp người, thường ở các cơ đùi ở mông.

Những việc bạn có thể làm:

Bạn cần kiên trì trong việc chăm sóc trẻ vì bệnh có thể kéo dài.

Cho trẻ nằm nghỉ, ăn đủ chất, nhiều protein và vitamin.

NHIỄM KHUẨN MÁU DO LIÊN CẦU

Nguyên nhân:

Bệnh xuất hiện đột ngột sau viêm họng, hay sau khi trẻ bị một vết thương.

Biến chứng:

Viêm tĩnh mạch chi dưới, viêm màng bụng, viêm phổi và màng phổi.

Triệu chứng:

Trẻ bị sốt cao. Trong trường hợp bệnh nặng, thân nhiệt hạ.

- Da: có chảy máu.

- Khớp: đau vùng da thường do cơ chế tan máu.

- Trẻ có thể bị sốc và có triệu chứng đông máu nội quan rải rác.

NHIỄM KHUẨN MÁU DO PHẾ CẦU

Triệu chứng:

Bệnh thường thấy sau viêm phổi thùy hay viêm màng não mủ, viêm tai, viêm xoang.

Ở một số trẻ đã cắt lách mà bị nhiễm khuẩn máu thì thường phế cầu là tác nhân gây bệnh.

Bệnh nhi có triệu chứng ��ông máu nội quản rải rác, gây chảy máu cấp tính.

Những việc bạn có thể làm:

- Hãy cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Con trai toi 20 thang tuoi.dang nghi bi nkdm. Xin bac si cho biet cach dieu tri
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Khi bé bị sốt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc gây sốt. Các bé có thể bị sốt do nhiễm trùng tai, họng hoặc nhiễm trùng phổi. Nếu bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân gây sốt, bé có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra xem, bé có bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng máu hay không. “Khoảng 2-3% trường hợp sốt không triệu chứng ở bé có liên quan đến vi khuẩn sepsis” – Overturrs (bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ) cho biết. Tuy số bé mắc nhiễm trùng máu không nhiều nhưng cha mẹ cũng không nên quá chủ quan. Đặc biệt là khi những vết thương ngoài da của bé có dấu hiệu nhiễm trùng, gây sốt. Kết quả xét nghiệm máu của bé sẽ được trả cho cha mẹ trong vòng 24 giờ đồng hồ sau đó. Trong khi chờ đợi, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kháng sinh. Bác sĩ cũng là người trực tiếp quyết định phương thức điều trị cho bé: nhập viện điều trị, uống kháng sinh tại nhà hoặc sẽ quay lại bệnh viện kiểm tra thêm một lần nữa vào ngày hôm sau. Trong khi chờ đợi bác sĩ đưa ra cách thức điều trị cuối cùng, bé tiếp tục được chỉ định dùng kháng sinh.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
CON GAI TOI 2 TUOI 7 THANG THUONG XUYEN BI HO,SOT,VIEM DUONG HO HAP DUOI, VIEM PHOI.LAN NAO BAC SI CUNG NOI BE BI MAU NHIEM KHUAN. XIN HOI LAM THE NAO DE KHONG CHE TINH TRANG NAY CHO BE VA PHUONG PHAP CHAM SOC TOT NHAT DE BE K BI MAU NHIEM KHUAN .
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
tôi bị chảy máu ít ở chân hôm qua và hôm nay đã đen sìo bìa ngoài
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Con toi duoc 1tuoi chau bi sot keo dai .toi da cho chau di thu mau bac si noi bi nhiem khuan mau va bi thieu mau .hien h chau van bi sot cao .xin hoi bac si chau sot nhu vay la vi sao a
hơn 1 tháng trước - Thích
Chau nha e 3tuoi hai hom sot cao 40do toi cho di kham o bv tinh bs bao bi nhiem khuan mau ve theo roi lieu toi co phai cho be di bv trung uong ko?
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho tôi hỏi bé 23 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn máu triệu chúng hay sốt cao
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận