Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh
Dấu hiệu bé bị tăng động giảm chú ý
Nôn ói là gì? - Nguyên nhân:
Nôn ói là hiện tượng tống mạnh ra ngoài những gì có trong dạ dày qua cửa miệng. Một trẻ có thể trớ ra một chút sữa vốn lợn cợn sau một cữ bú nhưng điều này không thể nào lẫn lộn với nôn mửa. Sau một lần nôn ói, trẻ sẽ lại dễ chịu và trở lại bình thường.
Nguyên nhân:
Chứng nôn mửa có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trong đa số trường hợp, ít có biểu hiện gì báo trước.
- Nôn mửa có thể là triệu chứng một sự rối loạn chuyên biệt của dạ dày như hẹp môn vị, hoặc là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng, như bệnh nhiễm trùng tai.
- Nôn mửa hay đi kèm với sốt, và ngay bệnh cảm thường có thể làm cho trẻ ói mửa nếu trẻ nuốt dịch mũi đủ để kích thích dạ dày.
- Nếu trẻ ho nặng, trẻ có thể sẽ nôn mửa những gì vừa mới ăn. Những nguyên do khác của chứng nôn mửa gồm có viêm ruột thừa, viêm màng não, các cơn nhức đầu của bệnh đau nửa đầu, ngộ độc thức ăn, và say sóng, tàu xe. Một số trẻ em nôn mửa vì bị kích thích và lo lắng một điều gì đó nhưng những trường hợp này thường chỉ giới hạn ở tuổi lẫm chẫm biết đi.
Bao giờ cũng phải coi nôn mửa là nghiêm trọng vì chứng này có thể làm cho trẻ bị mất nước.
Những việc bạn có thể làm:
- Hãy cho trẻ uống thật nhiều đồ uống trẻ ưa thích, nhưng bạn pha loãng mọi nước ép trái cây và đừng cho trẻ uống sữa cũng như các đồ uống có ga.
- Khi trẻ không còn buồn ói và nôn mửa, bạn hãy cho trẻ ăn những thức ăn mềm và nhạt, chỉ nên cho trẻ ăn lại thức ăn đặc một cách từ từ.