Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất vô cùng đơn giản
Nguyên nhân:
Bệnh do siêu vi trùng gây nên và có thời gian ủ bệnh từ 17 đến 28 ngày. Phần nhiều là trẻ sẽ cảm thấy khó chịu một hay hai ngày trước khi các triệu chứng chính xuất hiện. Các tuyến nước bọt ở trước và phía dưới tai, cằm sưng lên và trẻ có thể lên cơn sốt. Hiện tượng sưng sẽ khiến cho mặt trẻ thay đổi hình dạng, nó có thể xuất hiện trước tiên ở một bên mặt, rồi sang tới bên kia, hoặc cả hai bên một lúc. Chứng sưng này làm cho trẻ đau khi nuốt nước bọt và trẻ sẽ kêu khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngưng tiết ra nước bọt. Có một triệu chứng ít gặp hơn, đó là hiện tượng sưng tinh hoàn hay buồng trứng, gây đau tại chỗ ở con trai và làm cho con gái tức bụng và đau khi sờ nắn bụng.
Quai bị là một bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày trẻ bị nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ, đó có thể là do viêm não hoặc viêm màng não, là những biến chứng nghiêm trọng.
Trẻ đã từng mắc quai bị sẽ miễn dịch vĩnh viễn.
Triệu chứng:
Giống như tất cả các bệnh do vi rút khác, khi bị nhiễm bệnh, trẻ sất cao (có thể lên đến 400C, đau và sưng (không đỏ) một hoặc hai bên góc hàm. Sau 7-10 ngày các triệu chứng thuyên giảm dần và khỏi bệnh. Ở một số trường hợp đặc biệt có thể kèm thêm viêm tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn chỉ là một trong những biến chứng hay xảy ra nhất của quai bị. Sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, đột nhiên bệnh nhân lại sốt cao 39-400C, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi.
- Trẻ sưng các tuyến ở một hoặc cả hai bên mặt ngay dưới tai và ở dưới cằm. Sưng đau nhưng không đỏ tấy, không hóa mủ.
- Đau khi nuốt nước miếng.
- Khô miệng.
- Họng đỏ nhẹ, ống Stenon đỏ tấy lồi lên.
- Sốt nhẹ.
- Đau bụng.
- Nhức đầu.
- Đau trong tai.
- Tinh hoàn sưng đau ở trẻ trai, đau bụng dưới ở trẻ gái.
- Đau bụng ở vùng thượng vị, nôn dai dẳng, tiêu chảy.
- Máu: amylaza tăng.
Biến chứng:
Thường gặp nhất là viêm tinh hoàn, ngoài ra một số trường hợp hiếm có biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm tụy tạng.
Trong dân g ian, thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Vì:
+ Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn.
+ Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh.
+ Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gây vô sinh.
Những việc bạn nên làm:
- Kiểm tra nhiệt độ trẻ xem trẻ có sốt không. Nếu trẻ sất, bạn hãy cố làm hạ nhiệt bằng cách lau mình cho trẻ bằng nước ấm.
- Nên làm lỏng thức ăn của trẻ và cho trẻ ăn bằng ống hút trong trường hợp trẻ khó nuốt.
- Nên tránh những đồ uống có vị chua như nước ép trái cây.
- Bạn nên kiên nhẫn khi cho bé bú bởi lẽ trẻ có thể cảm thấy đau khi mút.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước, và khuyến khích trẻ súc miệng cho đỡ khô miệng.
- Bạn hãy đổ đầy nước ấm vào một túi chườm nước nóng hoặc bọc túi chườm bằng một cái khăn bông rồi cho trẻ nằm áp má vào túi đê dịu chỗ sưng. Bạn đừng đặt túi chườm cho một trẻ còn quá nhỏ bởi trẻ không biết đây túi chườm ra vì nó nóng quá: thay vào đó, bạn hãy ủ nóng túi bằng một cái khăn mềm và đắp nhẹ khăn áp vào má.
- Để bé nằm nghỉ trong suốt thời kỳ sốt để tránh các biến chứng.
- Vệ sinh răng miệng.
- Trường hợp viêm tinh hoàn: trẻ cần phải nghỉ tuyệt đối tại giường và đeo khố có nhồi bông.
- Trường hợp viêm màng não: bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ.
- Cách ly bệnh nhân trong ba tuần, đeo khẩu trang. Anh, chị em bệnh nhi không phải nghỉ học.
- Hãy cho trẻ tiêm phòng theo lịch tiêm chủng.
- Ngoài ra bạn có thể chữa cho trẻ theo bài thuốc cổ truyền như sau: lấy một thìa bột (bột chế từ 40g lá hẹ, 50g húng chó, 1 hạt gấc, 40g rau răm, 3 tép tỏi) hòa với nước sôi. Lấy một nửa đem ngậm, còn một nửa đem xoa ngoài chỗ đau sẽ khỏi. Sử dụng thuốc này cần kiêng thịt chó, mắm tôm, thịt vịt, ớt.
Lưu ý: Trong thời gian trẻ bị bệnh phải cho trẻ:
- Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối.
- Chườm nóng vùng góc hàm.
- Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau.
- Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác.
- Ăn nhẹ.
- Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn thì cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Đặc biệt phải cách ly trẻ vì bệnh quai bị rất hay lây.