Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Thực phẩm bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
Suy dinh dưỡng là tình trạng rối loạn dinh dưỡng gây ra sự ngừng trệ phát triển về chiều cao, cân nặng và những biến đổi về chức phận, hình thể của các bộ phận với các mức khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân về ăn uống: Thiếu sữa, cho ăn bột quá sớm, chế độ ăn thiếu chất protein và chất béo.
Nhiễm khuẩn kéo dài, hoặc tiềm tàng: Lao, nhiễm khuẩn ở thận, ở cuống phổi, viêm tai xương chũm . . .
Săn sóc kém: Vệ sinh nhà cửa không tết, quần áo kém vệ sinh, mức sinh hoạt thấp.
Dị tật bẩm sinh: Sứt môi, hở hàm ếch, phì đại môn vị, to đại tràng. . .
Có thể có nhiều nguyên nhân kết hợp.
Triệu chứng:
- Bệnh nhi gầy còm, da nhăn nheo.
Suy dinh dưỡng độ I: Cân giảm từ 10% đến 15 % so với trẻ bình thường, lớp mỡ dưới da bụng mỏng.
Suy dinh dưỡng độ II: Gầy toàn thân, cân nặng giảm từ 15%- 30%; lớp mỡ dưới da bụng, ở các chi, ở mông, ở ngực mỏng, còn lớp mỡ ở mặt.
Suy dinh dưỡng độ III: Cân giảm trên 30%, lớp mỡ dưới da mất. Mặt nhăn nheo như ông già.
- Phù mềm, trắng ở các vùng thấp như: bàn chân bàn tay, cẳng chân, mặt cũng bị phù.
- Thể phù và có rối loạn sắc tố da (còn gọi là bệnh Kwashiorkor). Thể này nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Ngoài các triệu chứng suy dinh dưỡng như: cân nặng giảm, phù, còn có triệu chứng ở da, da có những mảng sắc tố màu nâu sẫm. Khi các mảng này bong ra, để lại các vùng loét nông, màu đỏ. Tóc bệnh nhi màu hung đỏ, dễ gãy và rụng nhiều.
Ngoài ra, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác
- Tinh thần: lờ đờ hay cáu gắt, ít hoạt động.
- Triệu chứng thiếu vitamin A, B, C, D...
- Rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, đi nhiều lần trong một ngày.
Bạn nên làm gì?
Tìm nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ là do nhiễm khuẩn hay do dị tật.
Vệ sinh thân thể, quần áo cho trẻ. Chú ý mặc ấm cho trẻ về mùa đông.
Tăng lượng calo trong khẩu phần ăn của trẻ lên từ 120 - 150calo/kg/ngày: đối với trẻ có cơ thể teo đét.
Tăng tỉ lệ protein của khẩu phần một cách từ từ đến 3g/kg/ngày, trong đó chủ yếu là protein động vật.
Nói chung cho bệnh nhi một chế độ ăn cân đối, trong ba ngày đầu, cho ăn với số lượng ít sau tăng dần. Dùng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, cá, gan, lươn. . .
Vấn đề ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt. Tùy hoàn cảnh thực tế mà đề ra chế độ ăn.
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ, có thể cho trẻ ăn bù theo cách sau:
- Trong tuần thứ hai, ba: Cho trẻ ăn hai hay ba bữa sữa và hai bữa cháo nếu trẻ được một tuổi.
- Tuần thứ tư chế độ ăn bình thường: Cho trẻ ăn thêm một bữa nếu trẻ ăn được. Nếu trẻ bị đi ngoài cần điều trị mất nước.
Chế độ ăn: Đối với các trường hợp suy dinh dưỡng nhẹ, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Nếu chế độ ăn có protein, nên cho thêm mỡ hay dầu thực vật.
Cho trẻ bú sữa ít nhất là trong 6 tháng đầu, tận dụng các thực phẩm có protein như cá, trứng, gan... cho trẻ ăn các loại rau củ qua.
Truyền máu khi trẻ thiếu máu nặng. Tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Bạn hãy thường xuyên theo dõi biểu đồ cân nặng của trẻ.