Bé bị táo bón

Táo bón là trường hợp trẻ em đi ngoài mà số lượng phân quá ít hay khoảng cách giữa hai lần đi quá lâu. Một đứa trẻ táo bón đi tiêu ra phân cứng như sỏi và khi đi thì trẻ lấy làm khó chịu và có khi rất đau. Khi còn nhỏ, chứng táo bón ít khi xảy ra cho các bé bú mẹ cũng như bú bình. Tuy nhiên, khi bắt đầu chuyển sang ăn đặc, các bé có thể bị táo bón nếu chế độ ăn của chúng không đủ rau, trái cây tươi và nước. Cũng có những trẻ trở nên hơi táo bón khi tập ngồi hay tập bò và trước khi biết đi.

Khi trẻ lên hai, lên ba, chứng táo bón có thể thành vấn đề, vì một lý do khác: một số cha mẹ bị ám ảnh với ý nghĩ rằng việc con mình đi tiêu đều đặn là quan trọng trong thời gian nó tập chủ động trong việc đi tiêu, nên bé phản ứng bằng cách nhịn đi tiêu, coi đó như là một thứ vũ khí trong trận đấu trí này.

Nếu trẻ đi tiêu ra phân khô và cứng trong thời gian trẻ bị sất hoặc ói mửa, thì đó cũng không phải là táo bón thực sự. Cơ thể bù trừ lại phần nước mất đi do ói mửa hoặc sốt, bằng cách hấp thu lại nước hàm chứa trong phân, và khi khỏi bệnh thì trẻ sẽ đi tiêu lại bình thường. Trong trường hợp trẻ vô tình đi tiêu ra quần khi đã tự biết đi, bạn có thể nghĩ là trẻ bị tiêu chảy nhưng thực tế đấy là chứng ị đùn. Đó là do khi chứng táo bón kinh niên dẫn tới phân cứng đóng cục lại trong ruột và phân lỏng rỉ ra thoát ra khỏi khối tắc nghẽn.

Nguyên nhân gây táo bón:

Ở trẻ mới đẻ:Nếu quá 48 giờ trẻ mới sinh không đi "phân sư” nguyên nhân có thể là do trẻ không có hậu môn, hoặc trẻ bị tật teo ruột.

Ở trẻ còn bú và trẻ lớn(Có hai loại táo bón):

Táo bón đột xuất: Là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau: lồng ruột, tắc ruột, uốn ván, viêm màng não . . .

Táo bón thường xuyên:

- Do ăn uống. Trẻ em bị táo bón vì thiếu ăn, do đó cần kiểm tra lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Có khi do người mẹ bị táo bón trẻ bú sữa mẹ cũng bị táo bón. Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ hoặc do chế độ ăn quá nhiều bột, ít hoa quả, hoặc trẻ ít uống nước, nhất là trong những ngày nóng bức.

- Do trương lực ruột giảm: khi trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, liệt cơ bụng, hoặc do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa.

- Nếu trẻ bị bệnh bẩm sinh thì nguyên nhân là do bệnh phình đại tràng, dài đại tràng, phì đại môn vị.

- Nếu bệnh là do mắc phải thì trẻ bị nứt hậu môn nên khi đi ngoài trẻ bị đau và xảy ra phản xạ co thắt cơ bắp.

Ở trẻ lớn:Thường hay gặp ở trẻ lớn lười rặn, sợ bẩn, ít khi nguyên nhân là do ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết:

- 2 đến 3 ngày trẻ mới đi ngoài một lần.

- Phân cứng như sỏi.

- Đau ở dưới bụng.

- Máu dây ra tã hay quần lót.

- Biếng ăn, đầy bụng, đau ở vùng hố chậu, mệt mỏi, mất ngủ.

- Trẻ có thể sốt.

- Có những trường hợp dấu hiệu táo bón không rõ ràng. Hàng ngày bệnh nhi vẫn đi ngoài, nhưng số lượng phân quá ít. Hoặc trong trường hợp "tiêu chảy giả” phân có hai phần: một phần là phân loãng, một phần là những cục phân rắn như "cứt dê".

Những việc bạn nên làm:

- Nếu là do các tật bẩm sinh bạn cần cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, có thể trẻ phải được phẫu thuật theo yêu cầu của bác sĩ. Hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu trẻ đau khi đi cầu, khi thấy có máu dây ra tã hay ra quần của trẻ. Người ta gọi hiện tượng này là nứt hậu môn và trẻ có thể ngại đi cầu thêm nữa vì sợ đau. Nếu trẻ bị nứt hậu môn thì bạn cần rửa sạch hậu môn cho trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn tươi, phải đảm bảo có đủ chất xơ trong chế độ ăn, cho trẻ ăn ngũ cốc còn nguyên cám (gạo và bánh mì). Bạn hãy cho trẻ ăn nhiều rau, hoa quả, cho uống mật ong và cho uống nhiều nước. Bạn hãy cho trẻ đi chơi, vận động ngoài trời.

- Nếu người mẹ bị táo bón thì cần thay đổi chế độ ăn, tăng rau tươi, uống thuốc nhuận tràng nhẹ (trong tường hợp trẻ bú sữa).

- Hãy tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày. Đừng cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

- Nếu trẻ ở tuổi đi học, bạn chớ hối thúc trẻ khi trẻ đang đi tiêu, nhưng cũng đừng bỏ mặc trẻ ở đó quá lâu

- Bạn hãy thoa vaseline quanh hậu môn cho trẻ trước khi cho trẻ ngồi bô, giúp trẻ đi tiêu dễ hơn.

(ST)