Bé bị viêm đường ruột do dùng nhiều kháng sinh

Trẻ dùng nhiều kháng sinh sẽ nảy sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiệt miệng, nóng trong, da dẻ bị mẩn ngứa... đặc biệt loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh là phổ biến nhất.

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như: do vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột, do chế độ ăn uống, hoặc có thể là loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh... Nếu bé bị tiêu chảy khi đang điều trị một bệnh nào đó như viêm phổi, mà đã loại trừ hết các nguyên nhân khác thì có thể là loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ.
 
Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, bé có triệu chứng phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhày hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác chướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, thì các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại. Với các trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các thuốc "men tiêu hoá" chứa các loại vi khuẩn lành tính như: Antibio, Biosubtyl, Probio, Lacteol fort,... (có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột).

Nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt...

Nên cho bé đi khám lại nếu có dấu hiệu loạn khuẩn để được bác sĩ điều chỉnh lại kháng sinh, đồng thời thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá khác.

(ST)

con toi 16 thang tuoi can nặng chưa được 9kg, thường hay bị táo bón, kém ăn, mat dù cho an nhiều loại trái cây và điều trị thuố theo chỉ dẫn của bác sĩ nhung khong het Hỏi: Co cach nào giúp bé không?Xin cam on!!!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
con tôi bi viêm ruột ăn cháo và uống sữa vào không tiêu hóa thức ăn xin bác sỹ tư vấn
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tiên để làm giảm các triệu chứng của cả bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Hai loại thuốc thường được kê đơn là thuốc chống viêm (như mesalamine, olsalazine và balsalazide) và chất ức chế miễn dịch (như steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF). Chất ức chế miễn dịch có công dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn. Nếu trẻ bị viêm ruột không có phản ứng với thuốc, có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Ở bệnh Crohn, người ta cố gắng thử bằng mọi cách để tránh phẫu thuật do tính chất diễn ra định kỳ tự nhiên của bệnh. Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến các biến chứng như hội chứng ruột ngắn - làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, cắt bỏ ruột kết (ruột già) là cần thiết.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận