Cách nấu cháo cho bé 11 tháng tuổi, trị chứng biếng ăn cho bé
Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn cho mẹ hết âu lo
Cách nấu món khoai tây nghiền cá ngừ thơm ngon dành cho bé biếng ăn
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là một triệu chứng có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, Ở trẻ, biếng ăn là do trẻ bị giảm hay mất hẳn sự thèm ăn. Biếng ăn là một triệu chứng tổng quát của tình trạng sức khoẻ kém và gần như luôn luôn đi kèm với một cơn sốt. Đây cũng là triệu chứng của một vấn đề nào đó ở dạ dày và ruột như viêm dạ dày, ruột non hoặc chứng bệnh đau họng.
Nếu trẻ bỏ ăn sau khi bị say sóng, say tàu xe thì không gọi là bị chứng biếng ăn, điều này chỉ có tính chất tạm thời. Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ chỉ bỏ một bữa vì mệt không muốn ăn, hay vì vào giờ ăn bạn đã mắng mỏ hay tỏ ra bựcmình với trẻ. Điều này hoàn toàn bình thường, và trẻ sẽ bù lại các bữa kế tiếp.
Nguyên nhân:
Thường có các nguyên nhân sau:
Biếng ăn do nhiễm khuẩn: Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính, như viêm V.A., viêm xoang, viêm cuống phổi, viêm tai, viêm màng phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà, lỵ.
Triệu chứng biếng ăn thường kèm theo triệu chứng tiêu hóa khác. Viêm dạ dày - ruột, viêm gan, rối loạn tiêu hóa do sữa, do bột, các bệnh đường mật.
Chứng biếng ăn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác: bệnh về tim, bệnh bạch hầu, thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh thiếu sinh tố.
Biếng ăn do có nguyên nhân tâm thần: Rất ít gặp và chỉ chan đoán khi đã loại ra các nguyên nhân thức thể kể trên. Chửng biếng ăn xuất hiện sớm trong 2-3 tháng đầu. Bệnh nhi không chịu ăn uống gì cả, giãy giụa, khóc lóc trong khi bố mẹ cố ép trẻ ăn, dọa dẫm gắt gỏng trẻ. Hoặc con bạn là một đứa trẻ bình thường, thông minh, nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm.
Những việc bạn nên làm:
- Nếu trẻ không chịu ăn trong 24 giờ, và bạn không thể tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ bỏ ăn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu trẻ bỏ ăn cả ngày nhưng uống nhiều nước, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ của trẻ và kiểm tra họng xem trẻ có bị viêm Amidan hay không, bằng cách dùng cán thìa đè nhẹ lên lưỡi trẻ và bảo trẻ nói "a... a..." thật lâu. Có thể là trẻ lười ăn do khó nuốt vì bị viêm Amidan.
- Bạn hãy kiểm tra xem trẻ có bị đau tai không, bệnh viêm tai giữa có thể khiến trẻ bỏ ăn.
- Bạn hãy kiểm tra xem trẻ có đau bụng không. Nếu trẻ bị đau bụng ở mé bên phải có thể là do viêm ruột thừa.
-Bạn hãy kiểm tra xem trẻ có đau khi đi tiểu không. Nếu trẻ bị đau khi đi tiểu, đó có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
- Hãy bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng những đồ uống, chẳng hạn một ly sinh tố... hoặc món ăn được trình bày dẹp: nhiều màu sắc...