Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để bệnh nhanh thuyên giảm
Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Bệnh táo bón có nguy hiểm không?
Ép tóc lúc mang thai và những hiểm họa đặc biệt nguy hiểm
8 sai lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.
Cơ chế hoạt động của tuyến giáp trong cơ thể
Giáp trạng (thyroid) là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế như sau: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4. Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Dưới đây xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.
Để phát hiện ra các bệnh về tuyến giáp quan trọng nhất là xét nghiệm lượng T4 và TSH;
Nếu đúng như bạn mô tả thì có thể cháu bạn bị bướu lành tuyến giáp;
Bướu lành tuyến giáp: Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất; tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Xét nghiệm máu thấy lượng T4 và TSH ở trị số bình thường. Có khi tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho. Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau:
- Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, thường sau 3-6 tháng có kết quả; song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine.
- Tuyến to kiểu lổn nhổn: bệnh nhân thường không có triệu chứng, không cần điều trị.
- Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.
Thay vì phải chịu phẫu thuật để cắt bỏ khối bướu ở cổ, nhiều bệnh nhân bướu cổ do nang tuyến giáp (buớu giáp chứa dịch), cường giáp nhân (bướu giáp nhân gây cường giáp) có thể hoàn toàn khỏi bệnh nhờ phương pháp tiêm ethanol (cồn tinh khiết). Đến nay, chưa phát hiện bất kỳ tai biến nào khi áp dụng phương pháp này. Trước đây, để điều trị dứt điểm nang tuyến giáp, chỉ có cách phẫu thuật. BS dùng kim rút hết dịch ra, lấy dịch đi xét nghiệm tế bào học. Nếu là ung thư (chiếm 5%-10%) thì phải phẫu thuật cắt bỏ nang giáp ngay. Trong trường hợp lành tính, bệnh nhân sẽ được theo dõi tiếp tục. Sau một thời gian hút dịch, nếu dịch tái tạo trở lại thì phải giải quyết bằng phẫu thuật. Điều đáng nói, phẫu thuật tuyến giáp thường gặp tai biến do dễ chạm vào dây thần kinh nằm ngay sau tuyến giáp, khiến bệnh nhân sau phẫu thuật khó ăn, khó nuốt, nói chuyện cũng khó khăn...
Được biết, ethanol được sử dụng để tiêm là cồn tuyệt đối, có độ tinh khiết là 95%-98%. Từ năm 1960, trên thế giới đã sử dụng cồn để điều trị các bệnh lý như nang gan, nang thận, ung thư gan, bướu tuyến cận giáp. Nhưng đến năm 1990, người ta mới áp dụng để điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Đến năm 2006 thì phương pháp này được công nhận ở Hội Nội tiết Hoa Kỳ và Hội Nội tiết Châu Âu và hầu như được áp dụng trên khắp thế giới.
Khi áp dụng phương pháp này, với thủ thuật tiêm ethanol qua da, bệnh nhân tránh được các tai biến của phẫu thuật. Bước đầu, các BS sẽ dùng kim rút hết dịch trong nang, sau đó tiêm một mũi ethanol vào nang theo sự hướng dẫn của siêu âm dẫn đường. Liều lượng ethanol tiêm vào thuộc lượng dịch trong nang. Ethanol sẽ phá hủy tuyến giáp tạo dịch và ngăn ngừa nó phát triển.
Bệnh nhân chẳng những không phải dùng thuốc và phẫu thuật, mà còn tránh được các biến chứng nguy hiểm vì các mô lành của tuyến giáp vẫn được bảo tồn. Chưa kể thời gian điều trị rất ngắn, ít tốn kém. So với phương pháp phẫu thuật (kể cả phẫu thuật nội soi), phương pháp này hoàn toàn không để lại sẹo, mang tính thẩm mỹ cao và không tốn kém.
Theo BS Vũ Tu Thân - người triển khai thực hiện phương pháp này tại Việt Nam - cho biết, từ khi triển khai phương pháp này tại BV An Bình, đến nay hàng ngàn bệnh nhân đã được can thiệp nhưng chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tai biến nào.
Bệnh bướu cổ tuy không nguy hiểm lắm tới tính mạng nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể tác động đến tuyến giáp và cận giáp, gây khó khăn tới việc phát âm của bệnh nhân, về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Hiện nay kỹ thuật phẫu thuật bướu cổ vẫn là một kỹ thuật khó, không phải bệnh viện nào cũng có khả năng mổ thành công. Việc uống thuốc hay điều trị bằng phẫu thuật nhất định phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ uy tín. Bệnh nhân không nên tự ý bỏ uống thuốc để xin phẫu thuật.
Hiện bệnh của bạn phát hiện đã được 5 năm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận nên mổ hay không. Để được tư vấn và điều trị phù hợp bạn có thể tới Bệnh viện Nội tiết T.Ư hoặc khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:
Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.
Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
Bướu ở cổ rất nguy hiểm, mổ xong tưởng đã khỏi nhưng vẫn phải đề phòng các bạn a
Các bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tuyến giáp đã rất an tâm vì nghĩ rằng cứ cắt bỏ bướu cổ là xong. Nhưng rất nhiều người sau đó đã phải quay lại bệnh viện với một căn bệnh mới, và chấp nhận một quy trình điều trị kéo dài có khi đến hết đời.
Một trong số đó là bà Đào Thị Thảo, 51 tuổi ở Hà Nội. Bà đã được phẫu thuật tuyến giáp ngay khi phát hiện bướu cổ. Hai tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân thấy mệt mỏi, chậm chạp, trí nhớ giám sút, sợ lạnh, rụng tóc nhiều, giọng nói khàn đi, tăng cân nhanh, ngủ ít. Khi vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bà mới biết mình bị suy giáp sau phẫu thuật, phải điều trị bằng hoóc môn tuyến giáp và thuốc bổ lâu dài.
Còn chị Mai Thanh Mến, 44 tuổi ở Quảng Ninh thì tự ý bỏ điều trị sau khi đã dùng thuốc chữa bướu cổ nhân ở Bệnh viện Nội tiết được một thời gian. Tuy bệnh đỡ nhiều nhưng chị vẫn sốt ruột nên đã đến một bệnh viện khác để mổ. Ca phẫu thuật không có sự cố gì, nhưng sau 1 tháng chị thấy có những cơn bốc hỏa, mệt mỏi nhiều, ăn ngủ kém, gầy sút, đôi khi chân tay bị tê. Quay lại Bệnh viện Nội Tiết trong tình trạng cấp cứu, chị được xác định là tai biến basedow sau phẫu thuật tuyến giáp, cần theo dõi cường chức năng tuyến giáp.
Tất cả các trường hợp trên đều có thể gặp tai biến rất nguy hiểm nếu chậm được xử trí. Tiên lượng của họ cũng rất dè dặt.
Theo các chuyên gia nội tiết, việc mổ tuyến giáp không đơn giản và cần người có nhiều kinh nghiệm. Khi mổ, các bác sĩ không bao giờ cắt hết tuyến giáp mà phải để lại phần nhỏ bằng hạt ngô ở 2 bên. Nếu cắt toàn bộ tuyến, bệnh nhân sẽ phải bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
Tuyến phó giáp trạng nằm phía trên tuyến giáp, chỉ nhỏ bằng hạt đỗ, có chức năng dung nạp canxi cho cơ thể. Bác sĩ non tay nghề có thể không để ý đến tuyến này và cắt bỏ nó khi mổ tuyến giáp, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Sau tuyến giáp có dây thần kinh quặt ngược; nếu mất nó, bệnh nhân sẽ khàn tiếng hoặc mất tiếng hoàn toàn.
Nhiều bệnh nhân đáng lẽ chỉ cần điều trị bằng thuốc nhưng lại được chỉ định hoặc tự ý xin phẫu thuật. Nếu may mắn, ca mổ đó chỉ gây tốn kém vô ích; còn nếu không may, nó sẽ gây tai họa cho người bệnh suốt đời.
(ST).
Mạng xã hội dành cho phụ nữ của công ty cổ phần PhunuNet/VOG (Vietnam Online Group). Công ty cổ phần Vietnam Online Group: Địa chỉ: Tầng 7 - 32 phố Huế - Hà Nội - Email liên hệ: contact@phununet.com VP PhunuNet: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: (+84-4) 3 224 7544 Mã số doanh nghiệp: 0101791319 Giấy phép số 2558/GP-TTĐT do Sở TT-TT HN cấp. Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 12/6/2015.